Người lao động làm gì để vượt qua dịch: Đầu tư chuyển đổi việc làm mới

Quỳnh Chi |

Xung quanh câu chuyện mất việc - tìm việc của người lao động trong dịch COVID-19; cách quản lý chi tiêu với khoản tiền hỗ trợ mất việc... Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này. Theo đó, việc dành 1 phần kinh phí để đầu tư chuyển đổi việc làm là ý kiến nhận được sự đề xuất nhiều nhất của các chuyên gia.

Xác định các “F0, F1 trong lĩnh vực việc làm”

Đưa ra quan điểm về cách ứng phó của người lao động (NLĐ) với tình hình mất việc do dịch COVID-19, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cho rằng, khi có khoản hỗ trợ mất việc, NLĐ phải chia ra, chi tiêu tiết kiệm và cố gắng tìm việc làm, không chỗ này thì chỗ khác.

“Tìm việc làm thời điểm này rất khó, Chính phủ còn phải lên các phương án phát triển kinh tế. Khó còn bởi sự ảnh hưởng quy mô toàn cầu nên NLĐ phải xác định khó khăn là tình hình chung” - ông Huân nói.

Cũng theo ông Huân, NLĐ phải tìm mọi cách để có việc làm, ngay cả thu nhập rất thấp nhưng có việc còn hơn không. Kể cả những công việc thời vụ giản đơn, hoặc quay về làm nông dân, trồng rau, chờ cơ hội. Về gói hỗ trợ lần 2 mà một số bộ, ngành đang tính toán đề xuất, ông Huân đề xuất tiếp tục ưu tiên tất cả đối tượng khó khăn. Bên cạnh những người nhận hỗ trợ thôi việc, có người nghỉ việc mà không được hỗ trợ, không có gì.

Chung quan điểm, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, khi mất việc, NLĐ phải đi tìm việc làm khác, đầu tư cho duy trì việc làm là đào tạo lại, tìm cơ hội việc làm mới. NLĐ có thể đầu tư sản xuất kinh doanh nếu điều kiện cho phép.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH)  - nhận định, tác động của dịch bệnh vừa ngắn hạn, vừa trung hạn, vừa dài hạn. Chiến lược của ta là phải ứng phó trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực về việc làm.

“Vấn đề mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi việc làm... là những giải pháp rất quan trọng và rất có ích cho NLĐ. Chúng ta cần triển khai đồng thời trên cả 3 nội dung: “Dập cháy” - hỗ trợ ngay lập tức; thứ hai là chống chịu - giúp NLĐ chịu đựng được qua giai đoạn đó; thứ ba là vượt lên và thoát ra” - bà Hương nói.

Đầu tiên là chiến lược “cấp cứu” - hỗ trợ ngay lập tức. Bà Hương cho rằng, cách hỗ trợ như lần 1 là cách làm ta có nước và mang ra tưới đều. Quan trọng nhất phải biết đối tượng hỗ trợ. Thứ hai là giảm các thủ tục để NLĐ tiếp cận được. Nên làm công tác khai báo đối với NLĐ, như khai báo y tế. Nếu bệnh nhân là F0, thì NLĐ mất việc là F0. Sau đó, F1 chính là con cái, người thân trong gia đình họ.

“Theo tôi, phải hỗ trợ trên từng trường hợp cụ thể. Cần sử dụng biện pháp mới, đưa công nghệ vào, có thể nhân dịp này làm luôn công tác thanh, kiểm tra lao động. Có thể tổ chức các điểm hướng dẫn khai báo, tốt nhất là đến các trung tâm dịch vụ việc làm vì có đội ngũ cán bộ có chuyên môn. Khi NLĐ khai báo, nếu có gian dối, sau này vẫn có thể hồi cứu được. Việc giao cho chính quyền xã và các cấp UBND là không đúng vì họ không quản lý NLĐ. Có người đăng ký hộ khẩu một nơi, đi làm ở một nơi rất xa. Tốt nhất NLĐ ở đâu thì khai báo ở đó, trong y tế ta có cài đặt Bluezone, thì lĩnh vực việc làm cũng vậy” - bà Hương nêu quan điểm.

Về giai đoạn “điều trị”, bà Hương đề xuất kết hợp với các gói chính sách đào tạo, đào tạo lại. Trong đại dịch có cái khó nhưng cũng xuất hiện nhiều khe hẹp, sáng kiến. NLĐ muốn thích nghi trong thời gian mới thì phải được đào tạo lại, phải có sự đầu tư nhỏ cho chuyển đổi việc làm. Cơ quan chức năng tổ chức đào tạo lại, đào tạo trực tuyến cho NLĐ, tìm kiếm và phát hiện cơ hội việc làm mới cho NLĐ. Thậm chí, có thể đánh giá thị trường cho dự án nhỏ và siêu nhỏ.

Giai đoạn 3, giúp NLĐ thoát ra. NLĐ đừng mong sẽ được quay lại nơi làm việc cũ. Nếu có mở rộng sản xuất, DN sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí thay máu hoàn toàn, do đó NLĐ phải tìm cơ hội mới.

Đánh giá, phân loại để hỗ trợ chính xác

Theo các chuyên gia, do diễn biến tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp nên gói hỗ trợ phải nhiều lớp, bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổ chức Công đoàn có thể đứng ra cùng tìm hiểu nhận biết đối tượng cần hỗ trợ, đánh giá nhu cầu của họ, phân loại các giải pháp để giúp đỡ họ. Người thiếu ăn thì cho ăn, người thiếu kỹ năng thì đào tạo, người có nhu cầu chuyển đổi thì hỗ trợ chuyển đồi nghề nghiệp.

“Bối cảnh hiện nay không phải cơ hội đóng sập lại. Chúng ta khó khăn do xuất khẩu khó, nhưng thị trường gần 100 triệu dân là niềm mơ ước của rất nhiều quốc gia. Nhiều năm chúng ta coi xuất khẩu là quan trọng, giờ có thể là cơ hội tăng cường sự độc lập của nền kinh tế. Giờ ai mạnh gì thì làm cái đó, chứ không chỉ chăm chăm toàn cầu hóa” - bà Lan Hương đề xuất.

Cũng theo bà Hương, chính sách nào đưa ra cũng phải trả lời mấy câu hỏi: Ai thụ hưởng, làm thế nào họ thụ hưởng được và tác động của mình với chính sách như thế nào. Tuy nhiên, chính sách thị trường lao động trong mùa COVID-19 không có tính chất đồng đều, rất nhiều người mất việc nhưng tác động với từng người, từng gia đình là khác nhau. Nếu có khai báo lao động, khai báo gia cảnh sẽ có khái niệm F0, F1... như lao động chính, lao động bị ảnh hưởng.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.