Thị trường xuất khẩu lao động nào sắp mở cửa trở lại?

ANH THƯ |

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, nhiều thị trường xuất khẩu lao động chủ lực mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam để khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19.

Lãnh đạo Cục Quản lý lãnh đạo ngoài nước cho biết, 3 thị trường là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm trên 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện giới chủ sử dụng lao động ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều muốn tiếp nhận lao động Việt Nam để khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc chính thức nối lại kỳ thi năng lực tiếng Hàn tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy thị trường này sớm mở cửa trở lại.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu lao động rất cao, tập trung ở các ngành nghề: nông nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm... Hai nước đang đàm phán để mở cửa thị trường trở lại.

Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng ban hành công văn gửi các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia về chính sách của nước này trong giai đoạn phục hồi.

Theo đó, Chính phủ Malaysia đã chính thức thông báo kết thúc Lệnh hạn chế di chuyển có hiệu lực từ ngày 18.3.2020 đến 9.6.2020, chuyển sang áp dụng Lệnh hạn chế di chuyển giai đoạn phục hồi từ 10.6.2020 đến 31.8.2020.

Lệnh hạn chế di chuyển giai đoạn phục hồi cho phép các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, thể thao, tôn giáo hoạt động trở lại bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh dịch; di chuyển giữa các bang được nới lỏng nhưng tiếp tục đóng cửa biên giới.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, do lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành, khu vực không bị hạn chế bởi Lệnh hạn chế di chuyển giai đoạn phục hồi nên đã có thể quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, việc nhập cảnh của người lao động vào Malaysia sẽ không thể thực hiện trước ngày 31.8.

Trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong và ngoài nước, căn cứ tình hình lao động Việt Nam tại một số địa bàn, chính sách của một số nước tiếp nhận, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổng hợp tình hình, làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam và các doanh nghiệp.

Cơ quan này cũng trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn hướng dẫn các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các nước, địa bàn an toàn, sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, xác định trạng thái bình thường mới, từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.

Đầu tháng 4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu tạm dừng các hoạt động trực tiếp tập trung đông người như tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạm dừng tổ chức xuất cảnh cho người lao động đến hết tháng 4 năm nay.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Long An đẩy mạnh xuất khẩu lao động lên gấp 8 lần

Kỳ Quan |

Giai đoạn 2011 – 2019 tỉnh Long An chỉ đưa được hơn 1.200 người đi xuất khẩu lao động, trung bình chỉ hơn 130 người/năm. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Long An quyết tâm đưa ít nhất 1.000 người/năm tham gia xuất khẩu lao động, cao gấp khoảng 8 lần.

Cần chế tài đồng bộ để giảm lao động cư trú bất hợp pháp

NHÓM Phóng viên |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố danh sách các huyện, thành, thị bị Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động làm việc tại nước này theo Chương trình EPS năm 2020. Trong đó, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều địa phương nằm trong diện bị “tuýt còi” do có nhiều lao động hết hạn không về nước.

Vì sao còn 10 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc?

ANH THƯ |

Nhờ các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

Trực tiếp bóng chuyền LPB Ninh Bình 2-0 Monolith Sky Risers: Set 3

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa LPB Ninh Bình và Monolith Sky Risers tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á 2024, diễn ra lúc 13h00 hôm nay (23.9).

Bất ngờ vì giá một căn nhà ở xã hội lên đến 4 tỉ đồng

ANH HUY |

"Cơn sốt" nhà chung cư Hà Nội đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng mặt bằng giá vẫn không ngừng tăng, nhất là với các dự án nhà ở xã hội đã đủ điều kiện chuyển nhượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Long An đẩy mạnh xuất khẩu lao động lên gấp 8 lần

Kỳ Quan |

Giai đoạn 2011 – 2019 tỉnh Long An chỉ đưa được hơn 1.200 người đi xuất khẩu lao động, trung bình chỉ hơn 130 người/năm. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Long An quyết tâm đưa ít nhất 1.000 người/năm tham gia xuất khẩu lao động, cao gấp khoảng 8 lần.

Cần chế tài đồng bộ để giảm lao động cư trú bất hợp pháp

NHÓM Phóng viên |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố danh sách các huyện, thành, thị bị Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động làm việc tại nước này theo Chương trình EPS năm 2020. Trong đó, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều địa phương nằm trong diện bị “tuýt còi” do có nhiều lao động hết hạn không về nước.

Vì sao còn 10 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc?

ANH THƯ |

Nhờ các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.