Tỉ lệ phụ nữ không có lương hưu khi về già cao hơn nam giới

Quế Chi |

Phụ nữ cao tuổi có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỉ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính khi về già của phụ nữ là cao hơn nam giới.

Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho biết như trên khi trình bày báo cáo kết quả thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 22.5.

Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, trong năm 2023, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đã có những tiến triển rõ rệt. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 tăng 15 bậc so với năm 2021 (từ thứ 87/146 quốc gia lên thứ 72/146 quốc gia). Khoảng cách giới giữa nam và nữ trong các lĩnh vực được thu hẹp.

Bà Nguyễn Thúy Anh nêu lên một số thách thức đối với vấn đề bình đẳng giới, trong đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Phụ nữ Việt Nam chiếm 57,82% dân số cao tuổi và có tỉ lệ cao hơn so với nam giới là người cao tuổi ở tất cả các nhóm tuổi.

“Do vậy, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống một mình, cô đơn và mắc bệnh mạn tính nhiều hơn so với nam giới. Phụ nữ cao tuổi có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỉ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính khi về già của phụ nữ là cao hơn nam giới” - bà Nguyễn Thúy Anh nói.

Trước đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đến cuối năm 2023 có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025; 3/20 chỉ tiêu đạt 1 phần, 2 chỉ tiêu tiệm cận với mục tiêu đề ra đến năm 2030; 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động việc làm, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội và thông tin và truyền thông tiếp tục là những điểm sáng, có nhiều tiến bộ so với năm 2022 và những năm trước.

Tuy nhiên, vẫn còn 4 chỉ tiêu còn khoảng cách với mục tiêu đề ra đến năm 2025, đặc biệt là tỉ số giới tính khi sinh vẫn có xu hướng gia tăng, việc thí điểm triển khai cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới còn gặp những khó khăn.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam đã nhận xét, Chính phủ Việt Nam luôn duy trì động lực thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được 4 thành tựu nổi bật trong thời gian qua.

Theo đó, Việt Nam củng cố chính sách và pháp luật về bình đẳng giới, thể hiện qua việc ban hành các chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, mới đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Sự tham gia vào chính trị của phụ nữ Việt Nam đạt kết quả khá cao. Tỉ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội đã tăng lên trên 30,36%, cao hơn trung bình toàn cầu là 25%; 47/63 chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ (đạt 74,6%).

Sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động cao so với thế giới và gần bằng với nam giới (72% đối với phụ nữ so với 82% đối với nam giới). Việt Nam đang hoàn thành vượt mục tiêu sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động duy trì và gìn giữ hòa bình.

Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi cách tính lương hưu tối thiểu và hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội

Hoàng Lê |

Từ 1.7.2024, mức hưởng lương hưu sẽ có sự thay đổi do bãi bỏ lương cơ sở. Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất. Bên cạnh đó, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội cũng có sự thay đổi, dù chưa được công bố cụ thể, nhưng nếu tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng tương ứng trong các chế độ như bảo hiểm xã hội một lần, lương hưu hằng tháng, trợ cấp nghỉ hưu một lần và trợ cấp tuất một lần.

Trên 150 cán bộ nữ công công đoàn cơ sở được tập huấn về bình đẳng giới

Minh Hạnh |

Hà Nam - Chiều 29.3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Liêm đã tổ chức tập huấn công tác nữ công công đoàn cho trên 100 cán bộ phụ trách nữ công công đoàn cơ sở.

CEO Phạm Kim Dung: Khi bình đẳng giới lên ngôi, phụ nữ phải thích nghi với việc tự kiếm tiền

hào hoa (thực hiện) |

CEO Phạm Kim Dung vốn luôn được biết đến với danh xưng “bà trùm hoa hậu”. Dịp 8.3, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với “bà trùm hoa hậu” về cách phụ nữ định vị mình giữa những gánh nặng định kiến thời 4.0.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.