Tiền lương trung bình ngành Du lịch giảm gần 18%

Linh Nguyên |

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ở Việt Nam, hậu quả nghiêm trọng của COVID-19 đối với ngành Du lịch chủ yếu thể hiện ở khía cạnh giảm tiền lương và gia tăng tình trạng phi chính thức. Tiền lương trung bình trong ngành Du lịch giảm gần 18%.

Lương của lao động nữ giảm gần 23%

Theo ILO, ngành Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương lao đao vì mất việc làm, chất lượng công việc giảm sút và gia tăng chuyển dịch theo hướng phi chính thức. Ở cấp quốc gia, tại Việt Nam, ILO chỉ rõ hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tới ngành Du lịch chủ yếu thể hiện ở khía cạnh giảm tiền lương và gia tăng tình trạng phi chính thức. Tiền lương trung bình trong ngành Du lịch giảm gần 18%, trong đó tiền lương của lao động nữ còn giảm nhiều hơn, ở mức gần 23%. Trong khi số lao động phi chính thức trong ngành Du lịch tăng 3% trong năm 2020, số lượng lao động chính thức giảm đến 11%.

Trao đổi về những khó khăn do COVID-19 gây ra, ông Trần Văn Xuân - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mai dịch vụ Travelive Việt Nam - cho biết, công ty phải dừng hoạt động khoảng 12 tháng. Trong thời gian đó, nhân viên không có thu nhập nhưng công ty vẫn hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội. Khi được hoạt động trở lại thì khổ vì không ổn định,  không ít trường hợp khách huỷ tour do sợ dịch.

Thậm chí, công ty đã mua vé máy bay, đặt cọc khách sạn (vé máy bay thường mua loại vé rẻ để tiết kiệm chi phí cho khách nên không được hoàn, huỷ; tiền đặt cọc khách sạn không được trả lại vì khách sạn nói sẽ khấu trừ khi nào công ty có đoàn khách tiếp), công ty đứng giữa, tiền của khách thì phải trả lại nhưng tiền mua vé, đặt khách sạn thì công ty phải chịu.

Gần đây nhất là có đoàn 150 khách của 1 đơn vị ký hợp đồng đi Vĩnh Phúc ngày 27.11. Công ty đã đàm phán xong hết các khâu, nhưng vì đơn vị xuất hiện F0 nên đoàn phải hoãn. Giờ đoàn báo lùi lại ngày đi, nhưng chưa biết lùi đến khi nào.

5 quốc gia ở Châu Á đã mất 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch

Bà Chihoko Asada-Miyakawa - Giám đốc ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương - cho biết: Tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành Du lịch tại Châu Á và Thái Bình Dương không khác gì một thảm họa. Ngay cả với những quốc gia trong khu vực đặc biệt chú trọng tới việc tiêm chủng và thiết kế những chiến lược dần mở cửa biên giới trở lại, việc làm và thời giờ làm việc trong những ngành liên quan đến du lịch ở các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới có thể vẫn thấp hơn con số trước khủng hoảng.

Bằng chứng từ năm quốc gia có sẵn dữ liệu - Brunei Darussalam, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - cho thấy mức tổn thất việc làm trong các ngành liên quan đến du lịch trong năm 2020 cao hơn gấp bốn lần so với các ngành khác. Gần một phần ba tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch, trong đó ước tính chỉ riêng năm quốc gia kể trên đã mất 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch.

Tổn thất thời giờ làm việc trong ngành Du lịch cao hơn nhiều so với con số ước tính cho các ngành khác. Theo đó số giờ làm việc bị giảm cao hơn hai đến bảy lần so với lao động trong các ngành không liên quan đến du lịch. Năm 2020, số giờ làm việc bị giảm trong ngành này dao động ở mức 4% ở Việt Nam đến 38% ở Philippines. Thêm vào đó, do việc làm chính thức trong ngành Du lịch sụt giảm, tình trạng lao động chuyển dần sang khu vực phi chính thức ngày càng gia tăng.

Bà Sara Elder - chuyên gia Kinh tế Cao cấp của ILO - cho biết, tác giả chính của nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với ngành Du lịch tại Châu Á - Thái Bình Dương, công cuộc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và những lao động và doanh nghiệp trong ngành Du lịch bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục cần sự hỗ trợ để bù đắp những khoản thu nhập bị mất và bảo toàn tài sản của họ. Các chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, đồng thời nỗ lực triển khai tiêm vaccine cho mọi người dân và cả lao động di cư.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lao động ngành du lịch Châu Á – Thái Bình Dương tổn thất việc làm, giờ làm

Kiều Vũ |

Ngành du lịch Châu Á – Thái Bình Dương lao đao vì mất việc làm, chất lượng công việc giảm sút và gia tăng chuyển dịch theo hướng phi chính thức. Đó là một trong những đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong Nghiên cứu về tác động của COVID-19 tới việc làm trong ngành du lịch tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Ngành du lịch TPHCM kích cầu du lịch trên sàn thương mại điện tử

Huân Cao |

TPHCM - Sở Du lịch TPHCM kết nối cho 160 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ du lịch ở các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, ẩm thực..., có thể chào bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Ngành du lịch ở TPHCM "bung" ngoài mong đợi sau giãn cách

Huân Cao |

TPHCM - Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang tổ chức tour từ TPHCM đi nhiều tỉnh, khởi hành ngay từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11 này. Ngành du lịch Thành phố không còn "bó hẹp" nội vùng như kế hoạch ban đầu, mà đã "bung" ra các địa điểm du lịch xa.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.