Viên chức đi biệt phái được hưởng những quyền lợi gì?

Bảo Hân (T/H) |

Pháp luật có quy định viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần không? Viên chức được cử đi biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? Bạn đọc Nguyễn Huỳnh Anh (Nam Định) hỏi.

Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái viên chức như sau:

Điều 27. Biệt phái viên chức

1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 3 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo quy định nêu trên, pháp luật chỉ quy định thời hạn biệt phái đối với một lần biệt phái của viên chức là không quá 3 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn một lần biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, hiện nay không có quy định pháp luật về việc viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần và khoảng cách giữa các lần biệt phái của viên chức.

Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.

Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:

Điều 36. Biệt phái viên chức

...

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Cách tính đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Bảo Hân (T/H) |

Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào? Cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo ra sao?  -  Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng (Thái Bình) hỏi.

Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Hải (Vĩnh Phúc) hỏi: Theo tôi được biết, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Viên chức khác với người lao động như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thái Dương (Hà Nam) hỏi: Viên chức và người lao động khác nhau như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Cách tính đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Bảo Hân (T/H) |

Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào? Cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo ra sao?  -  Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng (Thái Bình) hỏi.

Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Hải (Vĩnh Phúc) hỏi: Theo tôi được biết, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Viên chức khác với người lao động như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thái Dương (Hà Nam) hỏi: Viên chức và người lao động khác nhau như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?