Từ thung lũng công nghệ đến đô thị thông minh

Thế Lâm |

Đô thị thông minh sẽ rất khó… trở nên thông minh nếu không song hành với cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, những “thung lũng công nghệ” đã được hiện thực hóa từ hàng chục năm trước, nhưng đường đến những đô thị thông minh vẫn còn cả một hành trình dài.

Đô thị thông minh cần kết nối với Công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 trở thành một xu thế, một cuộc cách mạng bởi nó đang từng bước làm thay đổi thế giới, bắt đầu từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục cho đến các lĩnh vực như dịch vụ công và hệ thống công cộng xã hội, môi trường sinh thái…

Ông Phan Thanh Sơn - nguyên Giám đốc công nghệ và hiện là Giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT-IS), đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi số và giải pháp cho đô thị thông minh - cho rằng, trong quá trình chuyên đổi số và xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), dữ liệu là nền tảng chung và là yếu tố quan trọng hàng đầu cần ưu tiên triển khai. Trên thực tế, TPHCM đã và đang triển khai một trung tâm dữ liệu dùng chung.

Khái niệm mà ông Sơn đề cập là một “hồ dữ liệu” (data lake) - nơi tổng hợp và lưu trữ các nguồn dữ liệu từ chính quyền thành phố và các sở ngành; doanh nghiệp; các hệ thống của đô thị như giao thông, môi trường; dữ liệu cá nhân và cộng đồng.

Sau khi đã có dữ liệu thì AI (trí tuệ nhân tạo) phải vào cuộc. Theo ông Phan Thanh Sơn, từ dữ liệu nếu muốn tìm ra các thông tin giá trị để từ đó đưa ra những quyết định và hành động kịp thời, không thể không có AI.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành công nghệ thông tin - trong một sự kiện về AI tại TPHCM đã nhấn mạnh, trí tuệ nhân tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu cho quá trình chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.

Giáo sư Thủy cho biết, AI mang lại doanh thu như một ngành công nghiệp được dự báo tới năm 2030 sẽ đạt khoảng 15.700 tỉ USD, đồng thời AI cũng mang lại cơ hội vĩ mô cho quốc gia và cơ hội vi mô cho doanh nghiệp. Tham chiếu từ thành phố Montreal của Canada đã xây dựng một AI Hub (trung tâm công nghệ AI) theo 6 bước, PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM - khuyến nghị rằng, TPHCM trong quá trình xây dựng đô thị thông minh cần triển khai sớm một trung tâm liên kết các trọng điểm về AI với 4 hợp phần gồm: Trung tâm đào tạo AI, bộ phận nghiên cứu và ứng dụng AI, trung tâm các doanh nghiệp khởi nghiệp AI và trung tâm giao dịch, trình diễn các sản phẩm AI.

Một điểm đặc biệt mà ông Phan Thanh Sơn đề cập: “TPHCM sẽ trở thành một siêu đô thị (megacity) trong tương lai và hiện đã có sẵn rất nhiều dữ liệu cần bài toán giải quyết, qua đó giúp cho bài toán AI giải quyết các vấn đề của thành phố sẽ trở nên thông minh hơn. Đó là điểm khác biệt bởi AI tại TPHCM là AI có trải nghiệm. Chứ AI mà không qua trải nghiệm cũng giống như một đứa bé”.

Ba trụ cột công nghệ của Công nghiệp 4.0 cần ưu tiên triển khai trong quá trình xây dựng đô thị thông minh ngoài dữ liệu dùng chung, trí tuệ nhân tạo còn có Internet vạn vật (Internet of things - IOT). IoT đóng vai trò kết nối dữ liệu từ các nguồn và hệ thống đô thị. Dữ liệu sau đó được chuyển về trung tâm để AI sàng lọc, phân tích, xử lý, từ đó đề xuất bài toán giải quyết vấn đề.

Đường dẫn từ những thung lũng công nghệ

Thông lệ quy hoạch đô thị thường được thực hiện 50 năm một lần và cứ 10 năm sẽ có những điều chỉnh, bổ sung. Chính vì thế, chuyên gia công nghệ Phan Thanh Sơn cho rằng, việc quy hoạch đô thị nói chung và đô thị thông minh nói riêng không thể thử và sai. Mô hình kiểu mẫu từ những khu công nghệ cao hay khu công nghiệp phần mềm tập trung ngày nay dù được triển khai xây dựng theo định hướng đô thị thông minh nhưng so sánh về quy mô, tầm vóc và độ phức tạp không thể sánh được với một đô thị thông minh qui mô lớn hay những siêu đô thị thông minh.

Tuy nhiên, ông Sơn cho hay, theo kinh nghiệm triển khai ở nhiều quốc gia, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm tập trung với mô hình kiểu mẫu triển khai theo định hướng đô thị thông minh hoàn toàn có thể trở thành những đô thị thông minh thành phần trong một đô thị thông minh lớn.

Các đô thị thành phần đó có thể theo chủ đề, chức năng như khu đô thị xanh, khu đô thị văn hóa, khu đô thị công nghệ cao, khu đô thị tài chính…

“Với những mô hình kiểu mẫu đã được triển khai, lấy ví dụ như khu đô thị Phú Mỹ Hưng mất đến 20 năm chẳng hạn, việc rút được kinh nghiệm sẽ giúp rút ngắn thời gian triển khai những khu đô thị thành phần mới xuống còn 10 năm hoặc thậm chí 5 năm” - ông Sơn nói.

Tại TPHCM, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) đang được triển khai xây dựng trở thành một đô thị thông minh công nghệ số kiểu mẫu do doanh nghiệp quản lý.

Theo đó, các dữ liệu về địa chất, thổ nhưỡng, cây trồng, hạ tầng, môi trường đến hệ thống giao thông nội khu… đã được thu thập hoàn tất.

Bên cạnh đó, “thung lũng silicon” của Việt Nam cũng triển khai nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm nhiều ứng dụng, trong đó có trung tâm nông nghiệp công nghệ cao.

“Ngoài việc hướng đến xây dựng QTSC trở thành một khu đô tbị thông minh, QTSC nói riêng và các khu công nghệ cao nói chung cũng còn là nơi nghiên cứu, triển khai các giải pháp cho đô thị thông minh TPHCM hiện tại và tương lai theo nhiệm vụ chính trị được giao hoặc theo đơn đặt hàng của thành phố.

Cụ thể, hiện chúng tôi đã chung cấp giải pháp họp trực tuyến, giải pháp chia sẻ dữ liệu bảo mật cao cho thành phố. Các quận, huyện cũng thường xuyên đến tham quan mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao tại QTSC để học hỏi và áp dụng” - ông Lâm Nguyễn Hải long, CEO của QTSC, cho biết.

Trong khi đó, tiến sĩ Ngô Võ Kế Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTPLab) - cho rằng, một trong những vai trò của SHTP là đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp nhận các công nghệ mới để tiếp tục nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam. SHTP có nhiệm vụ luôn đổi mới sáng tạo ra các giải pháp Công nghiệp 4.0 như công nghệ cảm biến, IoT, dữ liệu lớn (big data)… để áp dụng cho quá trình triển khai xây dựng đô thị thông minh TPHCM.

Ba trụ cột công nghệ của Công nghiệp 4.0 cần ưu tiên triển khai trong quá trình xây dựng đô thị thông minh ngoài dữ liệu dùng chung, trí tuệ nhân tạo còn có Internet vạn vật (Internet of things - IOT). IoT đóng vai trò kết nối dữ liệu từ các nguồn và hệ thống đô thị.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tiến tới đô thị thông minh

MINH QUÂN |

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, an toàn; lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ để trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng. Việc cải thiện môi trường đầu tư đã được TP.Hồ chí Minh xác định là chủ đề của năm 2021 bên cạnh nội dung “xây dựng chính quyền đô thị”.

Đến năm 2025: Xây dựng ít nhất 3 đô thị thông minh có mạng 5G

Thế Lâm |

Theo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2025, cả nước có ít nhất 3 đô thị thông minh và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.

Bình Dương: Phát triển vượt bậc, hình thành các đô thị thông minh hiện đại

Đ.TRỌNG |

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt, ngành công nghiệp của tỉnh liên tục gặt hái những thành công vượt bậc. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, trong đó có những khu công nghiệp kiểu mẫu của cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp đã hình thành vùng đô thị thông minh hiện đại.

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

TPHCM: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tiến tới đô thị thông minh

MINH QUÂN |

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, an toàn; lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ để trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng. Việc cải thiện môi trường đầu tư đã được TP.Hồ chí Minh xác định là chủ đề của năm 2021 bên cạnh nội dung “xây dựng chính quyền đô thị”.

Đến năm 2025: Xây dựng ít nhất 3 đô thị thông minh có mạng 5G

Thế Lâm |

Theo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2025, cả nước có ít nhất 3 đô thị thông minh và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.

Bình Dương: Phát triển vượt bậc, hình thành các đô thị thông minh hiện đại

Đ.TRỌNG |

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt, ngành công nghiệp của tỉnh liên tục gặt hái những thành công vượt bậc. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, trong đó có những khu công nghiệp kiểu mẫu của cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp đã hình thành vùng đô thị thông minh hiện đại.