Các nhà nghiên cứu từ Đại học Southern Denmark (Đan Mạch) đã nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở động vật bằng cách phân tích dữ liệu về 110.148 cá thể động vật có vú sống trong vườn thú - đại diện cho tổng số 191 loài.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, ung thư là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến tất cả các loài động vật có vú. Nhưng họ cũng xác định rằng, khi nói đến tính nhạy cảm với ung thư, không phải tất cả đều có nguy cơ như nhau.
Cụ thể, phân tích của nhóm nghiên cứu tiết lộ, động vật ăn thịt đặc biệt dễ mắc bệnh. Trên thực tế, hơn 1/4 số báo hoa mai, cáo tai dơi và sói đỏ trong nghiên cứu được phát hiện đã chết vì ung thư.
Ngược lại, động vật móng guốc - thường là động vật ăn cỏ - đều có khả năng chống lại bệnh tật cao.
Nhóm nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này cho thấy ung thư không chỉ là nỗi đau của con người, đồng thời có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị chống ung thư cho con người.
Các phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.