Biên chế là gì mà giáo viên chấp nhận đổi tình?

Đặng Chung |

Những ngày qua, hai từ “biên chế” tiếp tục trở thành từ khoá nhạy cảm đối với giáo viên. Một cô giáo, vì được hứa hẹn sẽ cho vào biên chế, mà đã chấp nhận đổi tình. Câu chuyện đang gây ầm ĩ dư luận và khiến không ít nhà giáo xót xa.

Đổi tình lấy biên chế

Do muốn vào biên chế, cô giáo đang dạy hợp đồng tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc đã quan hệ tình cảm với ông hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường và chấp nhận để ông này quay clip sex. Sau đó, ông này dùng clip để uy hiếp.

Chịu không nổi cách hành xử của vị hiệu phó, cô giáo phải tố cáo và cầu cứu khắp nơi. Theo lời tố cáo, sau khi xin được dạy hợp đồng ở trường này, cô luôn bị ông hiệu phó gạ gẫm chuyện sex. Hiệu phó hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cô trong công tác giảng dạy, lo vào biên chế nếu chịu quan hệ tình cảm. Và cô đã chấp nhận đánh đổi.

Nay vụ việc vỡ lở, cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra, nhưng hiện cô giáo không được tiếp tục ký hợp đồng với trường, gia đình mất hạnh phúc. Ông hiệu phó cũng bị kỷ luật, không tái bổ nhiệm.

Câu chuyện trên đang gây xôn xao dư luận và khiến nhiều nhà giáo đau lòng. Biên chế là gì mà có những giáo viên chấp nhận mất cả danh dự để có được? Biên chế là gì mà khiến giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng hàng chục năm với đồng lương bèo bọt, để mòn mỏi chờ?

Trước sự việc, rất nhiều người trách móc cả cô giáo và ông hiệu phó, khi mượn từ “biên chế” để thanh minh cho những hành động trái với đạo đức nhà giáo của mình.

Nhưng có một thực tế, chuyện biên chế, từ một chế độ đãi ngộ đối với những người làm nhiệm vụ “trồng người”, nay đã bị làm méo mó, phải đi xin xỏ mới có được.

Giáo viên mòn mỏi “mai phục” vào biên chế

Hồi tháng 5.2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra ý tưởng "sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức đối với giáo viên ở một số trường phổ thông". Câu nói này về sau được diễn dịch thành chuyện “bỏ biên chế giáo viên” và lập tức khiến đội ngũ nhà giáo sôi sục.

Thầy cô phản ứng là bởi có một thực tế, để có được một suất biên chế trong ngành giáo dục, giáo viên phải chạy chọt đủ đường. Thậm chí, có người còn đánh đổi cả gia đình, nhân phẩm (dĩ nhiên trường hợp này là cá biệt). Khó khăn mãi mới vào được, tại sao lại bỏ biên chế? 

Nhưng đó cũng là mặt trái của biên chế, dù nó đang là “lá chắn” giúp thầy cô yên tâm công tác, được coi trọng và không lo mất việc.

Tại cuộc họp tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Bộ GDĐT tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn chỉ ra tình trạng cử nhân ra trường chạy việc rất khó, giáo viên phải dạy hợp đồng, “mai phục” để chờ vào biên chế.

Ngay sau những chia sẻ này, rất nhiều thầy cô thừa nhận có chuyện “mai phục”, “chạy tiền” để được một suất biên chế như lời Phó Thủ tướng nói.

Cô Đỗ Thị T, giáo viên một trường cấp hai ở Yên Bái, ngậm ngùi chia sẻ câu chuyện của mình, khi chấp nhận xa bố mẹ, “chạy” lên miền núi làm giáo viên, cũng vì hai chữ “biên chế”.

Cô kể: “Tôi còn nhớ mãi ngày nhận được giấy báo trúng tuyển cao đẳng sư phạm. Khi đó, bố tôi đang lợp mái bếp, bố nhảy xuống cầm tờ giấy sung sướng, còn tôi thì rơi nước mắt. Vì thời điểm năm 2005, tỉnh Hưng Yên của tôi, cao đẳng sư phạm có giá lắm, không mất tiền học phí và ra trường thì được phân việc ngay, nên điểm đầu vào cũng cao chót vót”.

Có điều, đúng năm cô T ra trường, tỉnh không sắp xếp được việc cho cử nhân sư phạm vì đang thừa giáo viên. Cô T nghẹn ngào: “Mòn mỏi chờ ở quê không xin được việc, tôi đã chấp nhận lên Yên Bái công tác, nhưng cũng tốn không ít tiền của của bố mẹ.

Công tác 4 năm trầy trật mới chen được vào 2 chữ biên chế. Và bây giờ mỗi ngày phải chèo đèo, đi quãng đường 20km đến trường dạy học và nhận về 4 triệu đồng/tháng. Lắm lúc muốn buông bỏ, nhưng lại nghĩ tới tâm sức của bố mẹ nên cố gắng. Mỗi khi thấy gia đình bạn bè ở quê tụ họp, mình không về được, buồn đã đành, lòng còn thấy ngổn ngang”.

Rất nhiều thầy cô khác cũng chung hoàn cảnh như cô T. Đấy là cô còn may mắn vào được biên chế, chứ không ít giáo viên hợp đồng, vừa dạy, vừa phập phồng lo mất việc.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.