Bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương?

Đăng Chung |

Mục đích của cuộc “cách mạng” bỏ công chức, viên chức giáo viên là tăng tính cạnh tranh, “có vào-có ra” để chiêu dụ người tài trong giáo dục. Có điều, cải cách lần này liệu có giúp nhà giáo sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

“Bài toán khó” cho Bộ trưởng!

Vấn đề tăng lương, cải tiến thu nhập cho giáo viên một lần nữa đặt ra khi mới đây, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết đang có lộ trình triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên. Trước thông tin này, các thầy cô – người hoang mang, người lo lắng. Còn các chuyên gia giáo dục thì ủng hộ.

Bởi để nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên, muốn thu hút và giữ chân được giáo viên giỏi cần có chế độ đãi ngộ lớn. Nhưng sẽ rất khó thực hiện nếu cứ mãi bó buộc trong đồng lương công chức, viên chức.

Cũng có nhiều người đặt câu hỏi, chủ trương bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương? Và tăng lương giáo viên bằng cách nào? Đây là bài toán khó với vị tư lệnh ngành.

Thu nhập của giáo viên hiện nay còn thấp. Đã có nhiều giáo viên mầm non và tiểu học chua xót kể câu chuyện tằn tiện chi tiêu khi mức lương của mình thậm chí không bằng ôsin và bảo vệ. Chưa kể, nhiều nơi ký hợp đồng với mức thù lao thấp để trả cho giáo viên. Các thầy cô cố bám lấy những hợp đồng “bèo bọt” này để mong chờ có đợt thi tuyển, để có một chỗ trong biên chế. Thế nhưng, người trông đợi thì nhiều trong khi cơ hội lại ít, chưa kể tiêu cực có thể xảy ra.

Trong khi Nhà nước, Bộ trưởng Bộ GDĐT vẫn đang tìm cách để giải bài toán nâng cao thu nhập cho giáo viên, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT – đã nghĩ ra cách nhờ phụ huynh, xã hội “giải cứu giáo viên”. Ông cho rằng mỗi học sinh (phụ huynh) tiểu học hằng tháng góp 100 nghìn đồng để lập quỹ khuyến dạy, quỹ giải cứu giáo viên, để các thầy cô yên tâm làm nghề.

Không ngẫu nhiên, hai ngày nay, câu chuyện này nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng, có thể giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn nhưng tại sao phải giải cứu giáo viên? Việc "giải cứu giáo viên" sẽ hạ thấp đi sự cao quý của nghề trồng người này.

Trước phản ứng của dư luận, TS Lê Trường Tùng đặt câu hỏi: “Đến bao giờ thì giáo viên thật sự sống được bằng lương? Năm 2006, Nhà nước định đến 2010 giải quyết xong. Đến nay thì câu hỏi này vẫn còn đó, câu hỏi rất hay - nhưng lại rất khó trả lời”.

Bỏ biên chế, giáo viên có cơ hội sống được bằng lương?

Có nhiều ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải tăng lương cho giáo viên. Khi nào giáo viên còn phải làm thêm nghề khác để kiếm sống thì lúc ấy chưa nói chuyện đổi mới giáo dục. “Khi nhà giáo không sống được bằng lương, mọi cải cách giáo dục trước sau gì cũng sẽ thất bại”, Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool, thẳng thắn nêu quan điểm.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương cũng cho rằng bãi bỏ chế độ công chức, viên chức là một tiến bộ của ngành giáo dục và hợp với xu hướng của xã hội. Có bỏ biên chế, giáo viên mới có cơ hội… sống được bằng lương.

“Các cụ đã nói: Thầy già, con hát trẻ. Nếu các thầy cô có tuổi, có biên chế, mà có năng lực thực sự, thì khi bãi bỏ biên chế, đó sẽ là cơ hội để các thầy cô có được nơi làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, vì không còn bị ràng buộc vào Luật cán bộ, công chức nữa. Còn nếu những giáo viên/viên chức ngoài biên chế ra không còn gì khác, thì tốt nhất nên được thay bằng những người trẻ có năng lực”, Tiến sĩ Dương nhấn mạnh.

Về lâu dài, Tiến sĩ Dương cho rằng đã bãi bỏ biên chế, thì từ bộ trưởng xuống các cán bộ quản lý, các hiệu trưởng đều phải đi theo "luật chơi", chứ không chỉ giáo viên. Ông cũng đề xuất việc này nên áp dụng với tất cả các ngành nghề chứ không chỉ giáo dục.

"Hiện nay, Việt Nam có 11 triệu người ăn lương ngân sách. Con số quá lớn. Không ngân sách nào chịu nổi. Tốt nhất là giảm hệ thống cán bộ, công chức này xuống, tiến tới làm việc theo hợp đồng. Nếu cứ để họ “rung đùi” ngồi ôm biên chế, không có cạnh tranh để nâng cao chất lượng, để rồi “tặc lưỡi” với năng suất lao động chỉ bằng 1/4 Malaysia, 1/15 Singapore, thì đến khi nào mới tăng được thu nhập, đến khi nào nhà giáo mới có thể sống được bằng lương?", Tiến sĩ Dương khẳng định.

 

Đăng Chung
TIN LIÊN QUAN

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.