Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Đừng đổ thêm gánh nặng cho phụ huynh

Rất tâm huyết với ngành giáo dục, đặc biệt trăn trở làm sao để nâng cao đời sống cho giáo viên, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - đã hiến kế: Mỗi học sinh (phụ huynh) tiểu học hàng tháng góp 100 ngàn đồng để lập quỹ khuyến dạy, quỹ giải cứu giáo viên. Ông Tùng cho rằng, trong khi Nhà nước không đủ sức giải quyết, để giáo viên tiếp tục tự bươn chải thì cả xã hội phải chung tay, phải đóng góp, để các thầy cô yên tâm làm nghề.

Đánh giá về đề xuất này, nhiều người cho rằng việc tăng thu nhập cho giáo viên là cần thiết. Nhất là thời gian qua, không ít câu chuyện về việc lương giáo viên thời bão giá, các thầy cô nhịn ăn nhịn tiêu để theo nghề khiến nhiều người xót xa.

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT (Ảnh: FPT)

“Tôi ủng hộ ý tưởng "giải cứu" giáo viên tiểu học của ông Tùng. Ngoài ra tôi cũng đề nghị "giải cứu" cả cho giáo viên mầm non, vì lương họ cũng thấp mà cường độ lao động thì cao, còn phải chịu trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe của các cháu bé nữa. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh hãy chăm lo cho giáo viên để giáo viên chăm lo lại cho con mình” – một bạn đọc bày tỏ quan điểm.

Nhiều người đồng tình với ý tưởng giải cứu giáo viên của TS Tùng, nhưng cho rằng đây không phải là cách giải quyết triệt để bài toán nâng cao thu nhập cho giáo viên. “Đối với những gia đình ở thành phố, bỏ ra 100.000 đồng/tháng có khi chẳng là gì, nhưng với những nông dân như chúng tôi, phải đắn đo lắm chứ. Tôi cũng biết thu nhập giáo viên hiện nay chỉ vài triệu đồng, chưa tương xứng với công sức của thầy cô. Nhưng đây là trách nhiệm của Nhà nước, của ngành giáo dục, chứ không phải đổ lên đầu phụ huynh học sinh. Con chúng tôi đi học cũng đã phải đóng học phí và nhiều khoản thu cho nhà trường rồi” – anh Nguyễn Minh Chiến (Hưng Yên) chia sẻ.

Cùng quan điểm này, độc giả Nguyễn Thị Mai đặt câu hỏi ngược lại với Tiến sĩ Tùng: “Vậy ai trả lời cho tôi, giải cứu giáo viên xong thì ai giải cứu cho phụ huynh học sinh. Có phải phụ huynh học sinh nào cũng có thu nhập dư dả để bỏ ra 100.000 đồng/tháng”.

“Giáo viên chúng tôi không cần cứu đói”

Là một giáo viên phải đương đầu với bài toán thu nhập, chật vật theo nghề, nhưng thầy Vũ (một giáo viên ở Hà Nội) kiên quyết phản đối ý tưởng nhờ “học sinh/phụ huynh giải cứu giáo viên”.

“Giáo viên mong mỏi được trả đúng công sức lao động, nhưng giáo viên không phải ăn mày, cũng không phải đối tượng cần cứu đói. Đây là nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội, chứ không phải đi đổ đầu học sinh. Học sinh cũng nghèo lắm…” – thầy Vũ chua xót.

“Giải cứu giáo viên thì không sai, nhưng cách đặt vấn đề của ông Tùng không ổn. Việc cải cách tiền lương giáo viên đúng ra đã phải làm lâu rồi, chứ không phải bây giờ. Nhưng dùng tiền của học sinh thì gián tiếp hạ thấp tư cách nhà giáo, xúc phạm niềm tin và tự trọng trong họ. Về lâu dài vẫn cần phải điều tiết chính sách và ngân sách” – anh Phạm Sinh (Hà Nội) nêu ý kiến.

Độc giả Võ Thanh Bình “hiến kế” giải bài toán nâng cao thu nhập cho giáo viên: “Mỗi tháng, mỗi học sinh tiểu học giải cứu giáo viên bằng 100.000 đồng chỉ là tức thời. Học sinh tiểu học ở các vùng núi hay vùng khó khăn thì lấy đâu ra 100.000đ/tháng đóng cho các thầy cô. Vì nhiều khi, các thầy cô muốn trẻ đi học còn phải bỏ tiền lương ra lo cho các con chỗ học, chỗ ở... và cả bữa ăn nữa. Vấn đề ở đây là Nhà nước hãy xã hội hóa giáo dục tiểu học bằng cơ chế, chính sách, thể chế rõ ràng, cụ thể”.

B.Hà
TIN LIÊN QUAN

Trao đổi với TS Lê Trường Tùng về “giải cứu giáo viên”: Nhiều tiền chưa chắc đã tử tế

Thủy Lâm |

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là “giải cứu giáo viên”. Đề xuất của ông là mỗi học sinh đóng 100 đồng/tháng để “giải cứu giáo viên”. Với tư cách là một giáo viên phổ thông đang trực tiếp đứng lớp và cái nhìn của một người trong cuộc, xin trao đổi thêm cùng ông một số vấn đề sau.

Bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương?

Đăng Chung |

Mục đích của cuộc “cách mạng” bỏ công chức, viên chức giáo viên là tăng tính cạnh tranh, “có vào-có ra” để chiêu dụ người tài trong giáo dục. Có điều, cải cách lần này liệu có giúp nhà giáo sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Huyên Nguyễn |

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là "giải cứu giáo viên", TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - chia sẻ.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với TS Lê Trường Tùng về “giải cứu giáo viên”: Nhiều tiền chưa chắc đã tử tế

Thủy Lâm |

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là “giải cứu giáo viên”. Đề xuất của ông là mỗi học sinh đóng 100 đồng/tháng để “giải cứu giáo viên”. Với tư cách là một giáo viên phổ thông đang trực tiếp đứng lớp và cái nhìn của một người trong cuộc, xin trao đổi thêm cùng ông một số vấn đề sau.

Bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương?

Đăng Chung |

Mục đích của cuộc “cách mạng” bỏ công chức, viên chức giáo viên là tăng tính cạnh tranh, “có vào-có ra” để chiêu dụ người tài trong giáo dục. Có điều, cải cách lần này liệu có giúp nhà giáo sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Huyên Nguyễn |

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là "giải cứu giáo viên", TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - chia sẻ.