Rối bời tranh luận bằng tại chức, chính quy: Lỗi không ở tấm bằng

QUANG ĐẠI |

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định văn bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia khẳng định, giá trị thực của bằng cấp tại chức không thể bằng chính quy và sự “cào bằng” này sẽ gây nhiều hệ lụy.

Thực ra, trong Luật Giáo dục 2005 (hiện hành) cũng không có sự phân biệt giữa bằng tại chức và chính quy. Hai loại bằng cấp này đều thực hiện cùng một khung chương trình, với chuẩn kiến thức, kỹ năng tương đương; chỉ khác hình thức đào tạo, một bên là chính quy, tập trung; một bên tại chức (dành cho người đang làm việc).

Đó là lý thuyết. Còn trong thực tế, chất lượng văn bằng tại chức thường bị đánh giá thấp hơn, do khâu tuyển sinh dễ dàng, thời gian đào tạo bị rút ngắn, việc đánh giá không chặt chẽ, thậm chí buông lỏng, người học không có tâm thế nỗ lực… Nhiều người học ĐH tại chức nhưng lại tiếp tục học lên thạc sỹ, mặc dù năng lực bình thường, thậm chí yếu kém.

Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã từ chối tuyển dụng đối với ứng viên có bằng tại chức. Tuy nhiên, vẫn có những người có bằng tại chức có năng lực chuyên môn tốt, hiệu quả công việc cao, và ngược lại, có những người được đào tạo chính quy đàng hoàng, nhưng năng lực chuyên môn, hiệu quả công việc không đáp ứng yêu cầu.

Nguồn gốc của sự phân biệt, thậm chí kỳ thị bằng tại chức là do những bất cập, yếu kém trong khâu tuyển dụng, đánh giá cán bộ, viên chức, người lao động. Nếu khâu tuyển dụng thực sự công tâm, khách quan, khoa học thì người yếu kém không thể lọt được vào bộ máy. Còn cứ tiêu cực, tiền bạc, rồi con ông cháu cha… thì nhiều người giỏi thực sự vẫn không thể được dùng. Hiện nay, nhiều nơi thực hiện thi tuyển chức danh lãnh đạo, đó là một cách làm hay, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.

Trong thực tiễn, việc đánh giá, phân loại năng lực, phẩm chất cán bộ, người lao động một cách khoa học, công tâm gắn liền với chế độ đãi ngộ chính là động lực để người lao động phấn đấu vươn lên; người yếu kém phải chấp nhận loại khỏi cuộc chơi. Còn nếu đánh giá, phân loại theo kiểu cào bằng, hòa cả làng, hoặc thiên vị, tiêu cực… thì việc vàng thau lẫn lộn là tất yếu.

Chúng ta không thể yêu cầu phân biệt giữa bằng tại chức và chính quy. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, hạn chế, loại trừ những bất cập, tiêu cực trong lĩnh vực đào tạo này. Đồng thời, việc tuyển dụng, sử dụng người lao động phải minh bạch, khách quan, khoa học, theo tiêu chí “thực học - thực nghiệp”.

Tóm lại, tiêu cực trong đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá là cái gốc để sinh ra những bất cập, dẫn đến sự phân biệt văn bằng tại chức – chính quy. Lỗi là ở chúng ta, chứ không ở tấm bằng.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

TS Vũ Thu Hương: Chất lượng đào tạo tại chức không thể bằng chính quy

Đặng Chung |

TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.

Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Đặng Chung |

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy, thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy

Đặng Chung |

Trường ĐH tự quyết mức học phí, chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo… là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH vừa được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.