DN Nhà nước không chịu đổi mới: Trách nhiệm lớn của người đứng đầu

Thiên Bình |

Khi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (Uỷ ban) cho rằng, việc chuyển về Uỷ ban khiến cho hoạt động của họ có nhiều vướng mắc thì chuyên gia lại có ý kiến ngược lại, những vướng mắc hiện tại đều xuất phát từ chính các doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế nhận định, việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

“Các doanh nghiệp nhà nước chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược”, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Trước những vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải như việc giao vốn, sử dụng ngân sách nhà nước, TS Phong cho rằng cần phải xem lại sự vận hành, đổi mới của chính doanh nghiệp.

“Nguyên tắc quan trọng nhất khi doanh nghiệp về Uỷ ban là doanh nghiệp phải điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp không làm được thì thay đổi lãnh đạo chứ không thể duy trì cơ chế cũ”, chuyên gia này thẳng thắn.

Mỗi một tổng công ty đều có lý do riêng cho rằng khi về Uỷ ban, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Minh Phong nếu xem xét kỹ lưỡng thì những lý do này không phù hợp.

Lấy ví dụ cụ thể về trường hợp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Doanh nghiệp này có kiến nghị được chuyển từ Ủy ban Quản lý vốn về trực thuộc lại Bộ Giao thông Vận tải. Theo VNR, tháng 11.2018, Bộ GTVT đã bàn giao VNR về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hiện nay, VNR không được giao công tác bảo trì, nâng cấp, trong khi vẫn được giao quản lý, vận hành, khai thác hệ thống đường sắt quốc gia. Từ ngày 1.1.2020, các doanh nghiệp công ích thuộc VNR đang thực hiện dịch vụ công ích của ngành (tuần đường, gác chắn, duy tu, bảo trì, sửa chữa nhỏ...) mà không có kinh phí, không được ký hợp đồng. VNR đang phải vay ngân hàng để trả lương công nhân của các doanh này.

Song TS Phong cho rằng, vướng mắc này là do chính VNR, chứ không phải của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan. Từ khi chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VNR không chịu thay đổi để phù hợp với các quy định mới, không đổi mới mô hình tổ chức theo các quy định của Luật, mà chỉ muốn sửa Luật để phù hợp với chính hoạt động của họ…

“Cần thay đổi tư duy để dứt khoát chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập theo thông lệ quốc tế, cũng như cần có cơ cấu nhân sự lãnh đạo đủ “tâm và tầm” trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời, sớm hoàn thiện cách thức thực hiện nhiệm vụ để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm mục tiêu tách bạch việc quản lý nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”, TS Phong cho biết.

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2019, tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhà nước đạt 1.478.949 tỉ đồng, tăng 6,4% so với năm 2018.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Uỷ ban Quản lý vốn lên tiếng về những dự án nghìn tỉ của VEC bị đình trệ

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp khẳng định, việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 đến nay đều thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước: Không có chuyện PVN, EVN "mắc kẹt"

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước khẳng định những khó khăn trong triển khai dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp như PVN, EVN... là do vướng mắc trong việc xác định tài sản công, tài sản doanh nghiệp. Ủy ban không có thẩm quyền quyết định việc triển khai các dự án này.

Tổng Công ty đường sắt Việt Nam có thể quay trở lại Bộ Giao thông

Minh Hạnh |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện đề xuất việc chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về trở lại Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

Đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích nhiều ngày tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Mực nước gần 61m, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ 4 cửa

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với tổng lưu lượng xả xuống hạ du tăng từ 1.440 m3/giây - 1.490m3/giây, xả 4 cửa.

Uỷ ban Quản lý vốn lên tiếng về những dự án nghìn tỉ của VEC bị đình trệ

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp khẳng định, việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 đến nay đều thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước: Không có chuyện PVN, EVN "mắc kẹt"

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước khẳng định những khó khăn trong triển khai dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp như PVN, EVN... là do vướng mắc trong việc xác định tài sản công, tài sản doanh nghiệp. Ủy ban không có thẩm quyền quyết định việc triển khai các dự án này.

Tổng Công ty đường sắt Việt Nam có thể quay trở lại Bộ Giao thông

Minh Hạnh |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện đề xuất việc chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về trở lại Bộ Giao thông Vận tải quản lý.