Áp dụng toàn diện UNCLOS để thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác

Thanh Hà |

Cựu Thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum (người Đức) khẳng định, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả các quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế.

Ngày 29.6, tại Hà Nội, Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: Thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á” do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức đã khai mạc.

Đối thoại có sự tham gia đông đảo của hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 100 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến; trong đó có 15 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện từ Liên Hợp Quốc, đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có 3 Đại sứ và gần 50 đại biểu, cùng hơn 20 hãng thông tấn, truyền hình đã đăng ký tham gia đưa tin về đối thoại.

Phát biểu chào mừng tại đối thoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển cách đây 40 năm là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật biển quốc tế. Lần đầu tiên, một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập. Kể từ đó, Công ước Luật biển đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, Công ước tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển luật biển quốc tế, và trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: Thành Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: Thành Nam

Đối với khu vực, ông Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc áp dụng các giá trị phổ quát UNCLOS để thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, giữa các quốc gia là thành viên cũng như chưa phải là thành viên của UNCLOS nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.

Tại phiên khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 8, cựu Thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum (người Đức) đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng kỷ niệm 40 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đồng thời nhắc lại và nhấn mạnh vai trò cơ bản của Công ước đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia, và sự phát triển bền vững của biển và đại dương.

Trong bài phát biểu, cựu thẩm phán đã phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo Công ước trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Cựu thẩm phán khẳng định Công ước Luật biển cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả các quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế.

Cựu Thẩm phán đánh giá Công ước Luật Biển đã là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song Công ước sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới.

Đối thoại Biển lần thứ 8 diễn ra vào ngày 29.6 tập trung vào Luật biển Quốc tế và các khía cạnh và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm 4 phiên với các chủ đề: UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ; Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động vận tải; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ở các vùng biển nửa kín: Khía cạnh pháp lý, thực tiễn quốc gia, và tương lai phía trước; Bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam khẳng định tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Khánh Minh |

Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình.

Các nước ARF còn khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông

Thanh Hà |

Về vấn đề Biển Đông, mặc dù còn khác biệt trong cách tiếp cận, các nước tham dự Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tái diễn tập trận ở Biển Đông

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 7.4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của báo giới về tình hình Biển Đông, trong đó có cuộc tập trận ở cùng vị trí cuộc tập trận hồi đầu tháng 3 và việc Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn một số đảo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV?

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vờ mua vàng rồi mang vàng bỏ chạy, tên cướp bị bắt sau 3 giờ

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Tên cướp đến tiệm vàng giả vờ mua vàng rồi mang theo vàng bỏ chạy. Công an đã bắt giữ đối tượng sau 3 giờ truy xét.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.