Biết con yêu sớm: Cha mẹ nên cấm đoán hay gật đầu?

Hương Lê |

“Làm gì khi con yêu sớm?” luôn chủ đề bàn luận sôi nổi của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên tùy vào quan điểm, mỗi người sẽ có những cách hành xử khác nhau.

Gần đây, trong tập 25 bộ phim “Anh có phải đàn ông không?” đã nhắc đến chủ đề con trẻ yêu sớm. Cụ thể, gia đình Duy Anh - Dung khi biết con gái có bạn trai khi chưa đủ 18 tuổi đã cảm thấy khá tức giận nhưng thay vì ngăn cấm, mắng mỏ thì cặp vợ chồng lại chọn cách bình tĩnh tìm hiểu, chia sẻ với con.

Phía dưới phần bình luận bộ phim, một bộ phận khán giả đồng tình với cách hành xử này, tuy nhiên không ít người có suy nghĩ khác. Nhân chủ đề này nhiều phụ huynh là độc giả của Báo Lao Động đã chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như câu chuyện của gia đình mình.

Chị Nguyễn Thị Huyền (Giáo viên, Thanh Hóa): Thấu hiểu, chia sẻ, nhẹ nhàng chấp nhận cảm xúc của con

Xã hội phát triển, việc các con dậy thì sớm, có cảm xúc với bạn khác giới hoặc yêu sớm cũng không lấy làm lạ. Tôi hiểu không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng chấp nhận con em yêu sớm nhưng hãy bình tĩnh để đưa ra cách hành xử tốt nhất. Đã có không ít bi kịch đau lòng mà nguyên nhân gián tiếp là do sự cấm cản của gia đình.

Là một giáo viên, tôi phần nào hiểu được tâm lý của học sinh, vì vậy cá nhân tôi nghĩ rằng thay vì cấm đoán thì hãy ngồi xuống chia sẻ với con, nhẹ nhàng chấp nhận cảm xúc của con bởi con là con mình, khi con buồn thì có người bố người mẹ nào vui nổi.

Chị Lê Thị Huyền - Cha mẹ hãy nhẹ nhàng chấp nhận cảm xúc của con. Ảnh: NVCC
Chị Lê Thị Huyền - Cha mẹ hãy nhẹ nhàng chấp nhận cảm xúc của con. Ảnh: NVCC

Để hạn chế những điều tiêu cực thì bố mẹ hãy luôn gần gũi, động viên, chỉ cho con biết cái nào sai, cái nào đúng và cái nào được, cái nào mất để con hiểu rõ hơn và vẫn tập trung học hành. Hãy khéo léo để trở thành bạn của con và đưa cho con những lời khuyên hợp lý, giúp con biến tình yêu trở thành động lực cùng tiến bộ.

Chị Vũ Thị Ngọc Lan (Nội trợ, Quảng Ninh): Tuổi vị thành niên thì chuyện học là hàng đầu

Theo tôi, lứa tuổi học sinh thì nên đặt việc học lên hàng đầu. Các con tuổi này còn non nớt, suy nghĩ chưa thấu đáo, gặp những khó khăn thì khó tránh khỏi xích mích, cãi cọ, đổ vỡ tình cảm. Không tự điều khiển được cảm xúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sao nhãng chuyện học hành.

Giai đoạn tuổi học trò cũng là lúc cơ thể bắt đầu thay đổi nhiều nhất nên khó tránh được những tò mò về giới còn lại. Đây chính là nỗi bận tâm không chỉ riêng tôi mà còn của hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này.

Chỉ một sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Nhất là đối với con gái, việc mang bầu quá sớm sẽ ảnh hưởng đến đến sức khỏe, tâm sinh lý cũng như cả tương lai của con. 

Chị Vũ Thị Ngọc Lan bày tỏ quan điểm. Ảnh: NVCC
Chị Vũ Thị Ngọc Lan bày tỏ quan điểm. Ảnh: NVCC

Vì vậy cá nhân tôi không ủng hộ việc con cái yêu sớm. Trong gia đình, tôi cũng bày tỏ rõ quan điểm khi con đủ 18 tuổi thì bố mẹ sẽ chấp nhận việc con có người yêu, còn hiện tại hãy tập trung học hành. Ngoài ra để tránh những hậu quả đáng tiếc tôi cũng thường xuyên giáo dục giới tính cho con hoặc đăng ký những lớp về giới cho con tham gia.

Anh Lê Gia Trang (Nhân viên văn phòng, Hà Nội): Cha mẹ có thể lùi một bước để hiểu con hơn

Tôi có hai cháu, hiện đều đang học cấp 3. Trước kia con trai lớn nhà tôi từng bị tôi phát hiện là có bạn gái. Tôi lúc ấy rất bực mình, bởi con còn nhỏ không lo học mà yêu đương. Tôi ngăn cấm và bắt cháu dừng lại chuyện tình cảm bằng cách tịch thu điện thoại và hàng ngày trực tiếp đưa cháu đi học.

Anh Gia Trang và vợ. Ảnh: NVCC
Anh Gia Trang và vợ. Ảnh: NVCC

Tôi đã từng nghĩ làm vậy là đúng cho đến khi tôi thấy con mình ngày càng xa lánh, không muốn trò chuyện với bố mẹ và em gái, học hành cũng có dấu hiệu đi xuống. Vợ tôi mất khoảng 2 tuần để tìm hiểu nguyên nhân thì mới vỡ lẽ là do con cảm thấy bức bối, khó chịu, không thấy được tự do khi bị bố mẹ cấm đoán bằng cách thu điện thoại rồi đưa đi học hàng ngày.

Tôi nghĩ đây cũng là một bài học trong quá trình làm bố của tôi. Hiện tôi đã thay đổi suy nghĩ, không phải cứ ngăn cấm là hay. Cha mẹ có thể lùi lại một bước, tĩnh tâm lại một chút để thấu hiểu con hơn. Tôi nghĩ điều này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống trẻ em.

Chị Lê Thị Xuân (Nhân viên văn phòng, Hà Nội): Bản chất con người là tò mò, càng cấm càng muốn khám phá

Con trai tôi đang học lớp 11 và hiện cháu cũng có người yêu. Lúc đầu khi biết con trai có người yêu tôi cũng khá bất ngờ bởi tôi thấy ít đứa trẻ nào có người yêu lại nói cho bố mẹ biết. Tôi không ngăn cấm hay đặt nặng vấn đề này bởi khi tôi bằng tuổi con tôi cũng có tình yêu tuổi học trò và tôi hiểu rằng bản chất con người là tò mò, càng ngăn cấm thì càng đi tìm hiểu, khám phá.

Khi tự tìm hiểu thì rất dễ nhầm lẫn hoặc thái quá hay lệch lạc trong hành vi ứng xử. Bản thân là cha là mẹ là người đã trải qua, có kinh nghiệm trong cuộc sống thì ngay từ khi con có nhận thức vợ chồng tôi đã hướng dẫn cháu nếu con có chuyện thì đừng giấu bố mẹ, dần dà điều này hình thành thói quen trong con và ở mức độ nào đó cha mẹ vẫn kiểm soát được con. 

Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Cách nhận biết trẻ bị táo bón cha mẹ nên biết

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân Y 103 |

Táo bón khiến trẻ không đi ngoài được, phần phân tích trữ lâu trong đại trực tràng sẽ khiến các chất độc và vi khuẩn ngấm ngược lại thành ruột vào hệ tuần hoàn gây độc cho hệ thần kinh. Điều này khiến trẻ chán ăn, bỏ bú, mất ngủ, ngủ không ngon.

Trẻ con hoài sao cha mẹ nghỉ ngơi

Yến Phương |

Ra trường đi làm, có lần mệt mỏi quá, tôi về nhà nói với anh trai: “Ước gì em được trở về làm những đứa trẻ!”. Anh tôi nói: “Thời gian mà em, hãy để mọi thứ phát triển. Trẻ con hoài sao cha mẹ nghỉ ngơi được”. 

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.

Đồng tình với đề xuất về cán bộ công đoàn chuyên trách

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất Tổng LĐLĐVN được quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn cao chót vót, khó mua

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn trơn giảm nhẹ, tuy nhiên việc mua vào thời điểm này rất khó mua.

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Nam sinh ở Vĩnh Long bị đánh, hiệu trưởng sẽ nhận kỷ luật

Phong Linh |

Vĩnh Long - Ngoài kỷ luật đối với các học sinh đánh bạn, ngành giáo dục xác định hiệu trưởng và 2 giáo viên của trường cũng có sai phạm liên quan.

Cách nhận biết trẻ bị táo bón cha mẹ nên biết

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân Y 103 |

Táo bón khiến trẻ không đi ngoài được, phần phân tích trữ lâu trong đại trực tràng sẽ khiến các chất độc và vi khuẩn ngấm ngược lại thành ruột vào hệ tuần hoàn gây độc cho hệ thần kinh. Điều này khiến trẻ chán ăn, bỏ bú, mất ngủ, ngủ không ngon.

Trẻ con hoài sao cha mẹ nghỉ ngơi

Yến Phương |

Ra trường đi làm, có lần mệt mỏi quá, tôi về nhà nói với anh trai: “Ước gì em được trở về làm những đứa trẻ!”. Anh tôi nói: “Thời gian mà em, hãy để mọi thứ phát triển. Trẻ con hoài sao cha mẹ nghỉ ngơi được”. 

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.