Bộ GDĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ "bắt buộc"

Đặng Chung |

Bộ GDĐT có Quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9.2.2021.

Trong quyết định này, môn tiếng Hàn và tiếng Đức được Bộ GDĐT xác định là ngoại ngữ 1.

Trong phần "đặc điểm môn học", quyết định này viết: "Môn tiếng Hàn - ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Quyết định 712 về việc thí điểm môn tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1, hệ 10 năm.

Vì chưa nắm rõ các quy định, hiện nhiều người có cách hiểu chưa đúng với nội dung của quyết định 712/QĐ-BGDĐT.

Một số người hiểu rằng, môn tiếng Hàn sẽ trở thành môn học ngoại ngữ bắt buộc chứ không phải tiếng Anh như hiện nay.

Ý kiến khác lại thắc mắc, tại sao không đưa môn tiếng Nga, tiếng Trung, hay các ngoại ngữ khác là môn học bắt buộc mà lại là tiếng Hàn? Có phụ huynh nghĩ rằng, kể cả học sinh không có nhu cầu học tiếng Hàn cũng phải học ngoại ngữ này như một môn học bắt buộc.

Bộ GDĐT đã có những lý giải để phụ huynh hiểu rõ hơn về quyết định này.

Thí điểm Tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), Quyết định 712/QĐ-BGDĐT là quyết định về việc thí điểm tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GDĐT ban hành trước đây.

Lý giải cụ thể hơn về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay, từ “bắt buộc” xuất hiện trong quyết định này không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”. Bởi theo quy định, "ngoại ngữ 1" là bắt buộc.

Nếu trường phổ thông nào có đủ điều kiện dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 và học sinh tự nguyện lựa chọn tiếng Hàn thay cho tiếng Anh để học, thì sẽ đăng ký về số lượng học sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng rồi mới bắt đầu dạy.

Việc thí điểm ít nhất cũng diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo.

Học sinh có thể chọn một trong bảy ngoại ngữ 1 để học

Trước đó, Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn một trong 4 ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung.

Năm 2011, Bộ GDĐT bổ sung tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Với quyết định chương trình tiếng Hàn và Đức hệ 10 năm thí điểm vừa được Bộ GDĐT ban hành, các trường sẽ được lựa chọn 1 trong 7 thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Đức làm môn Ngoại ngữ 1.

Học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cần cứng nhắc bắt buộc phải học tiếng Hàn.

Ngoài ra, các trường có thể dạy "ngoại ngữ 2" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy thuộc nhu cầu của người học và điều kiện dạy học của từng trường.

Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là Ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học thêm tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như Ngoại ngữ 2.

Thí điểm để tăng cơ hội cho người học

Hiện ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, với môn Ngoại ngữ, thí sinh được chọn đăng ký thi một trong sáu thứ tiếng gồm: Anh, Nga, Trung, Pháp, Nhật, Đức; tiếng Hàn chưa được đưa vào.

Sau quá trình thí điểm theo Quyết định 712, nếu việc đưa ngoại ngữ này trở thành chính thức bằng việc ban hành thông tư, Tiếng Hàn và Tiếng Đức sẽ “bình đẳng” như Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc ở chương trình phổ thông.

Việc này giúp cho những học sinh có sở thích, năng lực có thể chọn học môn Tiếng Hàn, tiếng Đức và điểm của môn học này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT được bình đẳng và tính là điểm môn Ngoại ngữ.

Dù từ 2006 đến nay, Bộ GDĐT đã bổ sung các ngoại ngữ vào nhóm ngoại ngữ 1, nhưng hiện không nhiều trường phổ thông dạy ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được phần lớn các trường lựa chọn để giảng dạy.

Tại Hà Nội, trừ các trường chuyên dạy chuyên nhiều ngoại ngữ, thì chỉ có một số trường có dạy ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh như: THCS Trưng Vương học thí điểm tiếng Đức; trường THPT Chu Văn An, Kim Liên có lớp học tiếng Nhật, trường Việt Đức có lớp tiếng Nhật và Đức...

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đề thi tốt nghiệp THPT sẽ phù hợp việc dạy học trong điều kiện dịch bệnh

Trang Hà |

Thông tin từ Bộ GDĐT, tại cuộc họp nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ngày 3.3, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát kỹ và dự báo mọi tình huống có thể xảy ra để đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra đúng mục đích, an toàn, trung thực, khách quan và công bằng.

Thực hư thông tin "Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12"

HUYÊN NGUYỄN - Đặng Chung |

Có một số thông tin chia sẻ rằng Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 khiến nhiều người lo lắng. Đại diện Bộ GDĐT cho biết, đây là thông tin không chính xác về bản chất vấn đề.

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Hà Nội mở rộng đường ùn tắc triền miên, hoàn thành 2026

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Tam Trinh - điểm nóng ùn tắc trên địa bàn quận Hoàng Mai đang được thi công mở rộng lên 40m với 6 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2026.

Vật vã vượt "ma trận" kẹt xe ở Bình Thạnh vào nội đô TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Mỗi sáng, người dân từ TP Thủ Đức, Bình Dương phải len lỏi qua "ma trận" kẹt xe trên đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) để vào trung tâm TPHCM.

Cơn sốt Labubu ở Việt Nam trước thềm 20.10

Thùy Trang |

Trước dịp lễ, những món đồ về Labubu lại được săn lùng, trở thành món quà nhiều người lựa chọn để tặng người thân yêu.

Xe tăng Israel húc đổ cổng trụ sở Liên Hợp Quốc ở Lebanon

Bùi Đức |

Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở Lebanon bị sập cổng do xe tăng của Israel công phá ngày 13.10.

Hà Nội ô nhiễm không khí, tác động xấu tới sức khỏe người dân

Phương Anh |

Nhiều ngày qua Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Không khí đặc quánh, mù mịt, không chỉ sáng sớm mà nhiều thời điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe người dân.

Đề thi tốt nghiệp THPT sẽ phù hợp việc dạy học trong điều kiện dịch bệnh

Trang Hà |

Thông tin từ Bộ GDĐT, tại cuộc họp nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ngày 3.3, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát kỹ và dự báo mọi tình huống có thể xảy ra để đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra đúng mục đích, an toàn, trung thực, khách quan và công bằng.

Thực hư thông tin "Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12"

HUYÊN NGUYỄN - Đặng Chung |

Có một số thông tin chia sẻ rằng Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 khiến nhiều người lo lắng. Đại diện Bộ GDĐT cho biết, đây là thông tin không chính xác về bản chất vấn đề.

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.