Bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương, giáo viên lo thiệt thòi

Anh Đức |

Nhiều giáo viên lo sợ, việc bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương sẽ khiến thầy cô có nhiều năm thâm niên chịu thiệt thòi.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, từ ngày 1.7.2024, lương giáo viên sẽ được chi trả theo vị trí việc làm, bao gồm lương cơ bản chiếm 70% tổng lương, phụ cấp 30% và thêm 10% tiền thưởng (10% tiền lương trích từ quỹ tiền lương của năm và không bao gồm phụ cấp).

Điểm đáng chú ý của Nghị quyết 27 là sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.

Vừa qua, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, Bộ Nội vụ cho biết, Bộ đang tích cực phối hợp với các bộ, ban ngành xây dựng 5 bảng lương và 9 nhóm phụ cấp, cùng với chế độ tiền thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Khi được hỏi về vấn đề trên, cô Nguyễn Thị Nhuận - giáo viên THCS tại tỉnh Nghệ An - chia sẻ, cô vẫn chưa biết đợt cải cách tiền lương sắp tới sẽ diễn ra cụ thể như thế nào.

Cô Nhuận cho hay, không chỉ mỗi bản thân mà hầu hết đồng nghiệp của cô đều không hiểu rõ về chính sách bởi chưa có đợt phổ biến rộng rãi nào trong ngành về chế độ tiền lương sắp tới.

“Qua báo chí, chúng tôi chỉ biết từ 1.7 tiền lương giáo viên sẽ có sự thay đổi lớn, trong đó có bỏ phụ cấp thâm niên. Điều này cũng làm cho nhiều giáo viên, nhất là các thầy cô giáo công tác lâu năm băn khoăn. Chúng tôi không biết lương của mình sẽ tăng hay giảm, tăng/giảm ra sao…” - cô Nhuận nói và cho biết đội ngũ giáo viên đang rất mong chờ những thông tin cụ thể, chi tiết về đợt cải cách tiền lương sắp tới.

Tâm sự thêm về tiền lương, cô Nhuận bộc bạch: “Với mức lương như bây giờ, trong khi phải nuôi một con học đại học và một con học lớp 4, tôi phải dạy thêm ở nhà và làm các công việc khác mới đủ vun vén cho gia đình”.

Điều mong mỏi lớn nhất của cô Nhuận là lương nhà giáo có thể tăng thêm đôi chút để san bớt gánh nặng “cơm áo, gạo tiền”. Theo cô Nhuận, để khẳng định mức lương như thế nào là phù hợp, điều đó tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người. Nhưng với đồng lương ít ỏi hiện nay, các thầy cô giáo rất khó để “sống được bằng lương”, ổn định cuộc sống và yên tâm công tác. Nhiều thầy cô giáo phải làm thêm đủ thứ nghề tay trái, sức cùng lực kiệt…

Mặc dù cũng chưa hiểu cặn kẽ về chính sách cải cách tiền lương sắp tới, cô Nguyễn Thị Mai - giáo viên Trường THCS Mê Linh, Hà Nội - biết thêm một vài thông tin quan trọng về chế độ tiền lương từ 1.7.

Cô Mai ủng hộ việc xây dựng chi tiết 5 hệ thống thang bảng lương và trả lương theo vị trí việc làm. Theo cô Mai, điều này sẽ giúp đảm bảo công bằng, tạo động lực cống hiến cho nhà giáo.

Cô Mai cho biết, tại đơn vị cô đang công tác, vị trí việc làm của các thầy cô giáo đang được sắp xếp hợp lý, đảm bảo “đúng người, đúng việc”. Đồng thời, nhà trường cũng đã bắt đầu phổ biến chính sách cải cách tiền lương sắp tới cho giáo viên.

Đều là giáo viên công tác lâu năm và cùng chung quan điểm với cô Nguyễn Thị Nhuận, cô Nguyễn Thị Mai không ủng hộ việc bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Cả hai cô đều cho rằng, các thầy cô giáo “già” sẽ cảm thấy thiệt thòi sau nhiều năm công tác khi không được khoản phụ cấp này.

“Khoản phụ cấp thâm niên tuy ít nhưng chính là sự ghi nhận những đóng góp, cống hiến, sự tận tâm của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục” - cô Mai nói.

Thấu hiểu chế độ tiền lương sắp tới sẽ đảm bảo tăng lương cho các thầy cô giáo trẻ, cô Mai thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình:

“Theo tôi nhà nước nên cân đối các nguồn tài chính, nhanh chóng hoàn thiện chính sách tiền lương và thông tin rộng rãi để những người cống hiến lâu năm trong ngành giáo dục không còn băn khoăn, trăn trở, cũng như tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trẻ và thu hút nhân tài".

Anh Đức
TIN LIÊN QUAN

Điểm sàn đánh giá năng lực, tư duy của 81 trường đại học

Vân Trang |

Nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn theo phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Lương tối thiểu không dưới 5 triệu đồng, đáp ứng kỳ vọng của giáo viên trẻ

NHÓM PV |

Bộ Nội vụ đang xin ý kiến việc thực hiện chế độ trợ cấp với cán bộ, công chức (trong đó có giáo viên) có mức lương cơ bản thấp hơn lương tối thiểu vùng 1. Nếu đề xuất được thông qua, sau khi cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Đây là tin vui với nhiều giáo viên trẻ.

Giáo viên mong sớm được trả lương theo vị trí việc làm

Minh Hà |

Giáo viên cho rằng, nếu được trả lương theo vị trí việc làm, năng suất công việc của nhà giáo sẽ được nâng lên, hiệu quả hơn.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.