Cái tát và ánh mắt sợ sệt của học trò khiến thầy giáo ân hận suốt 29 năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Tôi đã từng tát vào đầu học sinh. Ánh mắt sợ sệt của học sinh năm đó luôn đeo bám, nhắc nhở tôi, cần giáo dục học sinh bằng cả trái tim.

Hơn 37 năm giảng dạy môn Giáo dục công dân và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi từng đứng trước nhiều tình huống rất khó xử khi học sinh vi phạm nội quy nhà trường như: Nói tục, chửi thề, đánh nhau, vẽ viết bậy lên bàn ghế, tường, có em còn gọi tên giáo viên để trêu chọc...

Nhiều em vô lễ, "cứng đầu", "ngựa chứng sân trường", nhưng tôi luôn tự nhủ phải lấy tình thương để cảm hóa các em bởi chỉ có điều gì xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim. Và tất nhiên, không phải bỗng nhiên tôi làm được điều này.

Tôi mãi còn nhớ năm 1994, khi chủ nhiệm lớp 9/4, cũng vì sợ lớp bị trừ điểm thi đua mà tôi có hành động thiếu sư phạm. Ngày hôm ấy, khi xếp hàng vào lớp để học tiết 3, học sinh Đồng Phúc đứng sau đùa giỡn đúng lúc tôi vừa đến. Không kiềm chế, tôi liền giáng cho em một cái tát vào đầu. Vì tát mạnh nên Phúc phải xoa đầu. Từ hôm ấy Phúc không còn đùa giỡn nữa, nhưng tôi cảm nhận được em đã ghét và hay lảng tránh tôi.

Những ngày sau đó, ánh mắt sợ sệt của cậu học trò nhỏ luôn là điều khiến tôi day dứt mỗi đêm. Tôi chỉ mong cuối tuần đến giờ sinh hoạt lớp để nói lời xin lỗi Phúc. Dù đã nói lời xin lỗi, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó tha thứ cho mình, bởi tôi không bao giờ lấy lại được cái tát đã dành cho em học sinh Đồng Phúc. Đó cũng là điều tôi ân hận suốt 29 năm qua. Tôi đã sai và tự hứa rằng không bao giờ cư xử thiếu chuẩn mực như vậy.

Câu chuyện tôi tát em Đồng Phúc, bản thân tôi phải tự thừa nhận rằng mình đã sai. Việc làm của tôi là thiếu chuẩn mực sư phạm, kém kỹ năng kiềm chế bản thân, phi tính giáo dục. Đó cũng còn là thất bại trong việc giáo dục “Quyền con người”.

Hay nói cách khác, tôi lên lớp, dạy học trò lý thuyết máy móc "Thế nào là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác?"; "Thế nào là yêu thương con người?",... nhưng chính bản thân tôi lại không thực hiện được “Yêu thương con người” - điều mà chính tôi đã rao giảng cho các em học sinh.

Đạo lý “Nhân chi sơ tính bản thiện” có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhân cách, giúp con người sống lành mạnh, tốt đẹp hơn và đạo lý này còn có ý nghĩa khuyên chúng ta nên giáo dục học sinh từ khi chưa cặp sách đến trường (từ mẫu giáo).

Đó chính là giáo dục cho học sinh về “Quyền con người” mà bấy lâu nay chúng ta, nhà trường, thầy cô chưa thật sự quan tâm đúng mức. Điều này là nguyên nhân khiến nạn bạo lực học đường chưa thể chấm dứt.

Trong giáo dục học sinh, giáo dục “Quyền con người” phải luôn xuất phát từ lòng nhân ái, khoan dung để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, tuyệt đối không được dùng bất kì hành vi nào xâm phạm danh dự nhân phẩm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đối với trẻ em nói chung học sinh nói riêng. Nếu có nhận thức đúng và hành vi chuẩn mực về quyền con người thì không có chuyện cô giáo “túm áo lôi học sinh” hay cô giáo bắt học sinh “tát vào mặt của bạn” mình, hay đến tôi cũng đã tát vào đầu học sinh.

Tôi mong rằng ngoài những tiết dạy Giáo dục công dân, nhà trường, thầy cô thông qua các hoạt động: Chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, câu lạc bộ giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống… cùng phối hợp với các đoàn thể giáo dục các em hiểu đầy đủ, đúng về “Quyền con người” và biết bảo vệ quyền con người cho chính mình và người khác như là một nhu cầu tự thân, biết con người khi sinh ra là được hưởng quyền của con người.

Để học sinh được hạnh phúc, giáo viên cũng cần thấu hiểu và bao dung, trở thành người bạn đồng hành, lắng nghe các em chia sẻ, biết cảm thông, tha thứ và luôn nghĩ cách giúp các em vượt qua lỗi lầm. Có như vậy các em học sinh mới thật sự cảm nhận hạnh phúc khi đến trường mỗi ngày.

Nhân tháng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, hãy cùng Báo Lao Động theo dõi những câu chuyện nghề xúc động, những trải lòng chân thành của các thầy cô giáo. Bạn đọc có tâm tư, chia sẻ về nghề giáo xin gửi về hòm thư toasoan@laodong.com.vn.

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 của các tỉnh thành

Vân Trang |

Thời điểm hiện tại, đã có địa phương công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024.

Lí do bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo khi cải cách tiền lương

Vân Trang |

Khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27, giáo viên sẽ bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Có nhiều lý do để thực hiện việc này.

Đình chỉ nhóm học sinh quây đánh, lấy chổi quét lên đầu bạn ở Hà Nội

Khánh Linh |

Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Thường Tín (Hà Nội) đã yêu cầu Trường Trung học cơ sở Tân Minh thành lập ngay hội đồng kỷ luật, tạm dừng việc học đối với những học sinh liên quan đến vụ việc quây đánh, lấy chổi quét lên đầu bạn.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 của các tỉnh thành

Vân Trang |

Thời điểm hiện tại, đã có địa phương công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024.

Lí do bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo khi cải cách tiền lương

Vân Trang |

Khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27, giáo viên sẽ bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Có nhiều lý do để thực hiện việc này.

Đình chỉ nhóm học sinh quây đánh, lấy chổi quét lên đầu bạn ở Hà Nội

Khánh Linh |

Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Thường Tín (Hà Nội) đã yêu cầu Trường Trung học cơ sở Tân Minh thành lập ngay hội đồng kỷ luật, tạm dừng việc học đối với những học sinh liên quan đến vụ việc quây đánh, lấy chổi quét lên đầu bạn.