Học phí trường chất lượng cao ở Hà Nội cao gấp 30 lần trường đại trà

Đặng Chung |

Hà Nội sẽ là địa phương duy nhất áp dụng mô hình có tên gọi là “trường công lập chất lượng cao”. Mức học phí của các trường này cao trên 30 lần so với các trường công lập khác trên địa bàn.

Mới đây, Hà Nội đã quyết định tăng mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội năm học 2020 -2021 ở bậc tiểu học và bậc THPT.

Cụ thể, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thủ đô năm học 2020 - 2021 ở bậc tiểu học là 5,5 triệu đồng/tháng, bậc THPT là 5,7 triệu đồng/tháng. Riêng ở bậc mầm non và THCS giữ nguyên. Cụ thể bậc mầm non giữ ở 5,1 triệu đồng/tháng, bậc THCS giữ nguyên 5,3 triệu đồng/tháng.

Trên cơ sở mức trần học phí, thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn, chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... để quyết định mức thu học phí cụ thể.

 
Mức trần học phí của trường chất lượng cao tăng qua mỗi năm. Biểu đồ: Đặng Chung

Mô hình trường chất lượng cao ở Hà Nội bắt đầu được “vận hành” từ năm 2013, đến nay có 19 trường và mức trần học phí tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể, từ năm học 2016-2017 đến 2019-2020 đối với bậc mầm non, tiểu học trường công chất lượng cao thu từ 3,9 triệu đồng/tháng tăng lên 5,1 triệu đồng.

Hiện nay, quy mô một trường chất lượng cao có khoảng 750 học sinh, mỗi tháng sẽ thu về gần 4 tỉ đồng tiền học phí.

Có điều, mức thu trên chỉ là mức khung học phí. Học sinh còn phải đóng nhiều khoản tiền khác nếu lựa chọn học ở trường chất lượng cao, như tiền bán trú, tiền ăn, tiền học thêm các loại đàn, nhạc, tiền học tiếng Anh liên kết, tiền xe đưa đón (nếu có)…Nếu cộng các khoản thu, mỗi học sinh trường chất lượng cao công lập có thể phải đóng số tiền lên tới 6-8 triệu đồng/tháng tùy trường.

 
Mức chênh lệch học phí của trường công lập chất lượng cao và các trường công lập khác ở Hà Nội.

Nếu so sánh thì hiện mức học phí trường công lập chất lượng cao đang cao gấp nhiều lần các trường công lập ở Hà Nội.  Ví dụ ở cấp trung học cơ sở, mức trần học phí năm học 2019-2020 của trường chất lượng cao là 5.300.000 đồng/học sinh/tháng, trong khi trường công lập khác ở khu vực thành thị là 155.000 đồng/học sinh/tháng (cao gấp 34 lần).

Một câu hỏi đặt ra, chất lượng của trường chất lượng cao có tương xứng với mức học phí gấp hàng chục lần so với các trường công lập, dân lập khác?

Theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, hiện có mình Hà Nội áp dụng mô hình trường có tên “chất lượng cao”.

Ông cho rằng, với mức học phí cao như hiện nay, thì loại hình trường này chỉ dành cho con nhà giàu. Hiện cũng có một bất cập là những trường chất lượng cao được đầu tư ngân sách để xây dựng hiện đại, sau đó được cho phép thu học phí với mức cao. Trong khi giá trị, chất lượng giáo dục nó mang lại như thế nào, lại chưa có đánh giá hay công bố cụ thể nào.

Luật Giáo dục không thừa nhận “công lập chất lượng cao”

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.7.2020 có quy định, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo 2 loại hình công lập và tư thục, trừ bậc mầm non có thêm loại hình dân lập.

Như vậy, mô hình giáo dục công lập chất lượng cao đã không được thừa nhận và đưa vào dự thảo luật Giáo dục để có thể áp dụng trên toàn quốc. Đây là một động thái thể hiện tính nhân văn của luật, bởi có rất nhiều học sinh học giỏi nhưng điều kiện, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nên nếu đưa quy định về trường chất lượng cao vào luật vô hình trung sẽ tạo ra ranh giới.

Hiện Hà Nội là địa phương duy nhất áp dụng mô hình này vì căn cứ Luật Thủ đô ban hành năm 2010.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Các tỉnh miễn giảm, Hà Nội lại liên tục tăng học phí

đặng chung |

Trong khi các thành phố lớn như TPHCM, Hải Phòng thực hiện chủ trương miễn giảm, hỗ trợ học phí cho học sinh, thì Hà Nội sau khi tăng học phí với học sinh mầm non và THPT, đã tiếp tục thực hiện điều này với trường chất lượng cao trên địa bàn. Học phí tăng phải đi kèm với việc tăng về chất lượng giáo dục, để không còn cảnh 50-60 học sinh phải chen chúc trong một lớp học. Nhưng điều này vẫn đang là ao ước của nhiều phụ huynh.

Miễn học phí là đầu tư cho tương lai

lê thanh phong |

Trong khi TPHCM đã còn ở giai đoạn đề xuất miễn 50% học phí cho học sinh là con của người thu gom rác, thì Hải Phòng lại có một quyết định đi trước, học sinh từ bậc mầm non đến THCS sẽ được hỗ trợ học phí từ năm học 2020 - 2021, bậc THPT sẽ bắt đầu từ năm học 2021 - 2022.

Hà Nội chính thức tăng học phí trường chất lượng cao

Anh Tuấn - Hà Thái |

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2020-2021 ở bậc tiểu học và bậc THPT tăng 400.000 đồng/tháng so với năm 2019 – 2020.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.