Kiên Giang ứng phó thế nào trước cơn sốt học sinh tăng, giáo viên thiếu?

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đề nghị bổ sung cho giáo dục 1.280 biên chế, đưa ra giải pháp ứng phó tạm thời giải quyết việc học sinh tăng còn giáo viên thì thiếu.

Cần bổ sung hơn 1.000 biên chế

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Kiên Giang, địa bàn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khá nhiều, điển hình là TP.Phú Quốc. Lượng học sinh tăng nhanh, nhiều trong khi giáo viên thì lại thiếu hụt. Lý giải về vấn đề này, Sở GD&ĐT cho biết, hiện nay Phú Quốc đang rất phát triển, nhiều người chuyển ra đảo sinh sống và làm việc nên buộc phải dẫn con cái đi theo. Chính vì thế, tình trạng học sinh thừa, giáo viên thiếu ngày càng trầm trọng.

Anh Nguyễn Thanh Bồng (ngụ TP.Rạch Giá, Kiên Giang) cho biết, vì công việc làm ăn nên cả gia đình vừa chuyển về Phú Quốc sinh sống. “2 đứa con của tôi cũng chuyển trường từ đất liền ra học tại Trường Tiểu học và THCS An Thới 2 ở Phú Quốc. Gia đình cũng gặp khá nhiều khó khăn khi làm các thủ tục về hộ khẩu, tạm trú, xin vào trường... nhưng bây giờ thì đã hoàn tất ổn thỏa”, anh Bồng cho hay.

Theo tính toán sơ bộ, năm học 2022-2023, Phú Quốc cần bổ sung 180 biên chế, số giáo viên đang thiếu là 270 giáo viên. Trong số này, chủ yếu thiếu giáo viên môn tin học và ngoại ngữ cho cấp tiểu học. Vì thiếu giáo viên nên dù học sinh tăng đông cũng không thể mở thêm lớp, số học sinh mỗi lớp có khi hơn 50 em.

Theo kế hoạch huy động học sinh năm nay, toàn tỉnh dự kiến có trên 10.000 lớp, với hơn 330.000 học sinh. Căn cứ số học sinh, số lớp, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh có báo cáo về kế hoạch số lượng người làm việc năm học 2022-2023, đề nghị bổ sung cho giáo dục 1.280 biên chế.

Tăng tiết, tăng giờ ứng phó tạm thời

Năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Kiên Giang đã thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn do thiếu biên chế giáo viên, tuy nhiên, hiện tại vẫn chỉ áp dụng 1 số biện pháp tình thế tạm thời để gỡ khó.

Ông Trần Quang Bảo - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang - cho biết: “Tạm thời các đơn vị, trường học phân công giáo viên dạy tăng tiết, vượt giờ và đương nhiên sẽ có chi trả thêm cho giáo viên đúng quy định. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ là tạm thời, nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục”.

Ngành giáo dục đang thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020, kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non (mở rộng đến trẻ 3, 4 tuổi). Nhu cầu số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhưng chưa được bổ sung biên chế kịp thời. Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, một số môn học mới được đưa vào chương trình giảng dạy bắt buộc nhưng chưa được bổ sung vị trí việc làm như tiếng Anh, tin học cấp tiểu học; âm nhạc, mỹ thuật, tiếng dân tộc cấp giáo dục phổ thông. Do đó, Sở GD&ĐT thiếu cơ sở xây dựng, thẩm định biên chế, tuyển dụng viên chức cho các môn học này.

Ông Bảo thông tin thêm, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng GD&ĐT xây dựng ngay kế hoạch biên chế cho năm học 2023-2024. Căn cứ các thông tư, quy định để xác định số lượng học sinh, lớp để xin biên chế cho đủ.

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT cùng UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, báo cáo và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông. Theo nhu cầu định mức ngành giáo dục và đào tạo, năm học 2022-2023 thiếu 1.280 biên chế, theo Quyết định số 72-QĐ/TW được bổ sung 294 biên chế nên ngành giáo dục và đào tạo còn thiếu 986 biên chế.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Ngổn ngang nỗi lo thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

Tường Vân |

Năm học 2022 - 2023 đã cận kề, nhưng nhiều trường học, địa phương còn thiếu trầm trọng giáo viên, khó khăn trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Lớp học không bảng, không phấn ở Kiên Giang

Nhóm PV |

Sôi nổi Giải vô địch Cờ vua xuất sắc quốc gia năm 2022 diễn ra tại Cần Thơ; Mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 vào nuôi tôm siêu thâm canh ở Trà Vinh; Sản lượng điện năng lượng tái tạo của Bạc Liêu tăng mạnh; Xăng dầu giảm, giá nhiều loại thực phẩm ở Cần Thơ vẫn tăng cao; Lớp học bàn tròn không bảng, không phấn ở Kiên Giang là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

TPHCM: Đối mặt với nhiều khó khăn vì thiếu giáo viên, sĩ số lớp học tăng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Trước thềm năm học mới, ngành giáo dục TP đang phải đối mặt với việc thiếu giáo viên ở một số bộ môn như: Tin học, Mỹ thuật, Tiếng Anh. Đồng thời, một số quận huyện đang đối mặt với sĩ số lớp đông, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất đến miền Bắc

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định do tác động của không khí lạnh, từ đêm 2.10, nhiệt độ ở miền Bắc tiếp tục suy giảm.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.