Những thầy, cô ngược núi, bám bản trên rẻo cao Tây Bắc

Nguyễn Tùng - Bảo Nguyên |

Giáo viên vùng cao tâm sự, mặc dù không được bằng các bạn cùng học sư phạm khi ra trường nhận công tác tại thành phố, tuy nhiên, ở nơi biên viễn đầy gian khó họ lại có những niềm vui mới khi giúp trẻ em dân tộc thiểu số biết đến con chữ…

Để thoát nghèo cần học chữ

Phá bỏ định kiến “con gái học hành cũng chẳng để làm gì”, Ly Thó Trụ - người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai không quản ngại xa xôi, khó khăn quyết tâm đi học sư phạm rồi quay về quê hương làm cô giáo. Khi ấy, Trụ là một trong hai giáo viên người Hà Nhì đầu tiên của đại ngàn Y Tý.

Y Tý là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người H'Mông, Dao và Hà Nhì chiếm chủ yếu. Năm đầu nhận nhiệm vụ tại trường học, Trụ nhận thấy việc thuyết phục các gia đình cho con cái được đi học đầy đủ vẫn là bài toán vô cùng nan giải với giáo viên vùng cao.

Tuy vậy, với lợi thế là người bản địa, thông thạo nhiều thứ tiếng của các dân tộc địa phương, lại thấu hiểu suy nghĩ, tâm tư của đồng bào mình hơn ai hết, Trụ nỗ lực tới từng nhà trò chuyện, thuyết phục bà con và chính học sinh của mình.

“Tôi đến từng nhà, một lần không được thì 2-3 lần”, cô giáo người dân tộc Hà Nhì vui vẻ kể chuyện.

Tương tự, cô gái trẻ dân tộc Tày - Nông Thị Thắm ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, quyết định thi tuyển lên vùng cao Trạm Tấu “gieo chữ” và được bố trí công tác tại Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Khấu Ly, xã Bản Mù.

Cô Thắm chia sẻ, dù đã biết trước khó khăn, nhưng cũng không lường hết được sự vất vả thực tế của bà con và học sinh nơi đây, khi nhiều em đến lớp trong tình trạng “3 thiếu” (thiếu đồ dùng học tập, thiếu quần áo ấm, thiếu sự quan tâm của bố mẹ).

Theo cô Thắm, sau 12 năm gắn bó, điều cô cũng như các đồng nghiệp cảm thấy hạnh phúc nhất là ý thức, nhận thức của học sinh, phụ huynh đã thay đổi rất nhiều; cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được điều kiện dạy và học.

Ban ngày dạy trẻ, đêm dạy người già

Còn tại Hà Giang, đã nhiều năm nay, cô giáo Trịnh Thị Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) dù ở cương vị quản lý nhưng vẫn trực tiếp tham gia giảng dạy những lớp học đặc biệt, lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc trên địa bàn. Ban ngày thì cầm tay nắn nót từng nét chữ cho con trẻ, tối lại cùng người già ê a đánh vần bảng chữ cái.

"Mệt chứ nhưng mình thấy việc làm này có ý nghĩa. Học viên thì không ai khác chính là bố mẹ, là ông bà của các học sinh mình dạy ban ngày" - cô Liên chia sẻ.

Đa phần đồng bào chưa thể nhận biết mặt chữ nên cần sự kiên trì, giáo án cũng phải phù hợp chứ không thể theo chương trình sách giáo khoa.

Cô Liên cho biết: "Khối lượng kiến thức cũng vừa phải để đồng bào tiếp nhận được, mục đích chính của việc học cũng là để người dân có thể viết, đọc được".

Từ năm 2022 đến nay, huyện Vị Xuyên đã mở được 9 lớp với trên 200 học viên tham gia chủ yếu là bà con dân tộc H'Mông, Dao và Cờ Lao.

Cách đó hơn 200km, ở huyện vùng cao núi đá Mèo Vạc, những lớp học xóa mù chữ cho đồng bào vẫn sáng đèn.

Cô giáo Lương Thị Xoan, giáo viên Trường Tiểu học Lũng Chinh và cũng kiêm chủ nhiệm lớp xóa mù chữ thôn Mèo Vống, công việc này cô đã làm từ gần 5 năm qua. Tuy vậy, để mở được 1 lớp học thế này không hề đơn giản.

Cô Xoan nói và chia sẻ, nhiều "học trò" 50, 60 tuổi của cô từ mù chữ nay đã có thể tự xem, đọc được giấy mời họp của xã, của thôn.

Nguyễn Tùng - Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Thầy cô giáo miền núi lương “ba cọc” vẫn tha thiết bám bản, dạy chữ

THÙY TRANG - MAI HƯƠNG |

Thầy cô giáo ở điểm trường Ông Bình, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam – một trong những điểm trường chưa có điện lưới, không có internet, sóng điện thoại chập chờn đều đang là giáo viên hợp đồng. Mức lương trên trên dưới 4 triệu đồng nhưng họ vẫn tha thiết bám bản làng, điểm trường

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.

Thầy cô giáo miền núi lương “ba cọc” vẫn tha thiết bám bản, dạy chữ

THÙY TRANG - MAI HƯƠNG |

Thầy cô giáo ở điểm trường Ông Bình, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam – một trong những điểm trường chưa có điện lưới, không có internet, sóng điện thoại chập chờn đều đang là giáo viên hợp đồng. Mức lương trên trên dưới 4 triệu đồng nhưng họ vẫn tha thiết bám bản làng, điểm trường