"Ôm mộng" lương cao, sinh viên đổ xô vào ngành hot

Ngọc Anh |

Mùa tuyển sinh năm 2021, nhiều thí sinh có xu hướng chạy theo các ngành nghề thời thượng như kinh doanh, công nghệ thông tin, báo chí truyền thông... với mộng tưởng về cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao sau khi ra trường.

Sinh viên đổ xô vào ngành "hot"

Em Đỗ Mỹ Linh (Đông Sơn, Thanh Hóa) vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt 26,5 điểm - khối C00 (Văn - Sử - Địa). Mỹ Linh cho biết, em đã đăng ký 9 nguyện vọng liên quan đến các khối ngành pháp luật, sư phạm và báo chí truyền thông vì "nghe mọi người bảo đang hot".

"Em không có sở thích đặc biệt với ngành nghề nào nên lúc đăng ký nguyện vọng cũng nghe theo lời khuyên của các anh chị đi trước. Em thấy khối C00 học luật khá phù hợp nên để nguyện vọng 1 là Trường Đại học Luật Hà Nội, các nguyện vọng tiếp theo liên quan đến khối ngành về sư phạm và báo chí truyền thông vì nghe mọi người bảo đang hot.

Nhưng khi biết điểm, em thật sự sốc vì điểm tăng quá cao, ngoài sức tưởng tượng của em. Cũng vì vậy, em đã trượt hết 9 nguyện vọng trong tiếc nuối" - Mỹ Linh kể lại.

Học sinh này cũng tâm sự, em không có ý định học những trường đại học đào tạo đơn ngành, đào tạo ngành học đặc thù vì phải học nhiều, khó xin việc và không theo xu hướng mới.

"Thực ra, tâm lý của chúng em là thích học những ngành hot, mới, đặc biệt ngành nào nhiều người học chúng em sẽ đăng ký" - Mỹ Linh nói.

Em Lê Nguyễn Việt Hoàng (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cho hay, em có hứng thú với các ngành liên quan đến nghiên cứu môi trường, bảo vệ môi trường, nhưng gia đình khuyên em nên chọn ngành nghề ổn định và phù hợp với xu hướng. Sau khi thảo luận với gia đình, Hoàng đã quyết định chọn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

"Bố mẹ và cô chú em phân tích, đây là một ngành khá hot, có cơ hội làm việc cao. Hiện nay, các khu công nghiệp tại một số tỉnh lân cận phát triển rất mạnh và cần nguồn nhân lực lớn. Vì vậy, các khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ là sự lựa chọn phù hợp với em" - Hoàng chia sẻ.

Chia sẻ về lý do lựa chọn, đăng ký nguyện vọng tuyển sinh, em Nguyễn Khắc Anh Tâm (Thanh Hóa) nói rằng, thời gian đầu, em cũng có ý định đăng ký ngành Kinh tế chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhưng qua tìm hiểu, được người thân tư vấn, thí sinh này quyết định đổi hướng sang đăng ký vào ngành Kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển.

“Em chưa có định hướng cụ thể học chuyên ngành này sau sẽ làm công việc gì. Nhưng đây là ngành hot nên em cảm giác an tâm hơn về cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập cao sau khi ra trường” - Tâm chia sẻ.

Cẩn trọng với ngành hot mang tên "bình cũ, rượu mới"

Trước thực trạng chênh lệch điểm chuẩn giữa các nhóm ngành trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GDĐT - cho rằng: “Những ngành học có số lượng thí sinh đăng ký đông gọi là ngành “hot”. Hiện nay, tại một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đạo tạo mới mở lại trở thành ngành “hot”, thu hút thí sinh nộp hồ sơ ào ạt. Nhưng thực tế, khi đọc kỹ nội dung chương trình, chuẩn đầu ra của các chuyên ngành này và so sánh với tên gọi của một số chương trình trên thế giới thì thấy không khác ngành đạo tạo chính là bao nhiêu.

Thực chất, đây là cách một số trường thực hiện để thu hút thí sinh theo chiêu trò “bình mới, rượu cũ”, nên bản thân người học phải rất cẩn thận và tỉnh táo trong việc lựa chọn ngành đào tạo”.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp cũng chỉ rõ thực trạng hiện nay, giới trẻ có xu hướng chọn những ngành được cho là nhàn nhã như kinh doanh, tài chính, ngân hàng… theo xu hướng thời thượng thay vì lựa chọn những ngành kỹ thuật công nghệ, đào tạo truyền thống như nông lâm nghiệp, thủy văn, khí tượng…

“Đất nước đang phát triển, cần nhiều lực lượng lao động kỹ thuật công nghệ mới có thể đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo và cơ hội việc làm vẫn rất rộng mở đối với những sinh viên lựa chọn các ngành đào tạo đặc thù” - ông Vinh chia sẻ.

Ngọc Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều ngành học có điểm chuẩn "rớt" thảm, trường cũng "bó tay"

Tường Vân |

Trong bức tranh tổng thể của mùa tuyển sinh năm nay, những ngành vốn là thế mạnh đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cũng như điểm chuẩn xét tuyển rất thấp. Trong khi những ngành mới mở lại có điểm chuẩn tăng vọt.

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.

Hà Nội mở đường huyết mạch lên 40m, hoàn thành sau 2 năm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàng Mai đang tập trung giải phóng mặt bằng để khởi công dự án mở rộng đường Lĩnh Nam dài gần 3,5km vào tháng 6.2025, hoàn thành năm 2027.

Vụ từ trượt thành đỗ thủ khoa: Tìm trường tư cho học sinh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến sự việc một học sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do nhập nhầm điểm, ngành chức năng đang hỗ trợ tìm trường tư cho em học sinh này.

Vũ khí vạn năng yểm trợ Nga đẩy lùi Ukraina giải phóng Kursk

Ngọc Vân |

Quân đội Nga thông báo đã đẩy lùi lực lượng Ukraina, giải phóng thêm hai ngôi làng ở tỉnh Kursk của Nga.

Bản tin công đoàn: Lí do người có công chưa nhận trợ cấp mới

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có nội dung chính: Người có công chưa được nhận trợ cấp theo đợt mới; Thu nhập bình quân lao động đạt 7,6 triệu đồng mỗi tháng,…

Soi thành tích 4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024

Mai Huyền - Việt Anh |

4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024 đều sở hữu bảng thành tích đáng nể.

Nhiều ngành học có điểm chuẩn "rớt" thảm, trường cũng "bó tay"

Tường Vân |

Trong bức tranh tổng thể của mùa tuyển sinh năm nay, những ngành vốn là thế mạnh đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cũng như điểm chuẩn xét tuyển rất thấp. Trong khi những ngành mới mở lại có điểm chuẩn tăng vọt.

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.