Phải “giải cứu” môi trường giáo dục

TUỆ NHI - LINH LANG |

Hàng loạt những vụ việc trong ngành giáo dục đang khiến dư luận dấy lên nhiều mối âu lo. Từ chuyện phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối ở Long An, cô giáo mang bầu bị đánh ở Nghệ An, học trò bóp cổ cô giáo tiếng Anh ở Sóc Trăng, cô giáo câm nín ở TPHCM và mới nhất là chuyện học sinh đâm thủng gan thầy giáo tại Quảng Bình, cô giáo bắt học sinh “súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng” ở Hải Phòng… Rõ ràng môi trường giáo dục đang rất cần phải giải cứu.

Môi trường đó là môi trường nào?

Tại cuộc họp lên đến cấp UBND TPHCM để xem xét vụ em Phạm Song Toàn tiết lộ việc cô giáo dạy toán tại Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) không giảng bài suốt hơn 3 tháng. Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - đã yêu cầu Sở GDĐT giải quyết nhanh việc chuyển trường cho em Toàn. Bà Thu nói rằng: “Việc chuyển trường thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác. Qua dư luận, tôi cảm thấy bất an khi để em Toàn trong môi trường đó…”. Lý do, thứ nhất, nhiều khả năng Toàn sẽ bị kỳ thị, cô lập trong nhà trường sau khi đã bị không ít học sinh đả kích trên mạng những ngày qua. Thứ hai, nếu sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không được như mong muốn, khả năng thầy cô, phụ huynh, học sinh đẩy trách nhiệm về Toàn, xem đó là lỗi từ em.

Và rất nhiều phụ huynh sau khi biết thông tin này đã cho rằng đó là một “thất bại của sự trung thực”. Anh Minh Hưng - một phụ huynh cũng có con đang ở độ tuổi học PTTH - chia sẻ rằng: “Nếu im lặng như các bạn, có lẽ em Song Toàn đã…an toàn. Nhưng em đã dám lên tiếng, dũng cảm nói về sự vô lý trong giáo dục. Lẽ ra ngành giáo dục thành phố phải nhanh chóng vào cuộc mạnh mẽ tìm hiểu nguyên nhân, lý do, tạo ra những cuộc đối thoại để tìm ra bản chất của vấn đề, qua đó giải tỏa và ngăn chặn những xung đột giữa quan hệ thầy trò. Thế nhưng, cuối cùng thì sự dũng cảm ấy bị trả giá, đó là giải pháp “chuyển trường”. Sự trung thực, dũng cảm thất bại vậy thì chúng ta đang cố tạo ra một môi trường im lặng trước cái sai trái. Chắc chắn, sẽ chẳng có học sinh nào còn dám lên tiếng một lần nữa, trong những vụ việc tương tự? Làm sao chúng tôi yên tâm khi đưa con mình vào một môi trường như thế”.

Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân tốt, sống trung thực. Thế nhưng làm sao có được điều này nếu những đứa trẻ phải học tập trong môi trường khi mà sự phản ánh tiêu cực sẽ không có đất sống, khi mà những hành xử khác biệt có nguy cơ bị kỳ thị, tẩy chay…

Không ít người đã buộc phải nhớ lại câu chuyện ở Hà Nội cách đây đúng 1 năm, tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, cô giáo đi taxi vào trường và chiếc xe đã làm gãy chân một học sinh. Điều đáng nói và gây bức xúc nhất là hành động phát phiếu khảo sát khẳng định không có xe ôtô đi vào sân trường. Và 100% phiếu khảo sát cho kết quả giống nhau như một “màn kịch” tưởng như hoàn hảo để che giấu sai lầm của mình. Một lời nói dối của người trong cuộc đã kéo theo nhiều lời nói dối của giáo viên và học sinh, dẫu vô tình hoặc cố ý. Và khi phụ huynh có đơn kêu cứu khắp nơi, tiếng nói của báo chí vào cuộc thì liên tiếp những lời báo cáo, giải trình dối trá, lấp liếm được đưa ra.

Cách đây vài năm, một khảo sát đưa ra con số khiến người lớn giật mình: Hơn 80% trẻ Việt Nam thường xuyên nói dối. Sẽ không khó khăn nếu chúng ta phân tích từ những chuyện nhỏ hơn như việc bắt các em phải làm bài văn theo mẫu dù thực tế đối với chúng không phải như vậy, đó là việc bắt học sinh phải nói với bố mẹ là “ăn ngon” dù chúng không nuốt nổi. Hoặc là câu chuyện bệnh thành tích thực chất là nói dối.

Phải thay đổi từ “kỷ luật” sang “đối thoại”

Câu chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ gối, sự im lặng của cô giáo ở TPHCM suốt 3 tháng hay sự bức xúc của dư luận khi một cô giáo trẻ bắt học sinh “súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng nó cho thấy một góc nhìn khác: Đó là dường như trong quan hệ giáo dục thầy - trò sợi dây đối thoại đã bị cắt đứt.

Không đối thoại được thì dùng kỷ luật và nó gây ra nhiều hệ lụy. GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng: “Để lấy lại niềm tin của nhà giáo, Bộ GDĐT không chỉ lên tiếng, nói suông, mà cần hành động, đưa ra các quy định, giải pháp để siết chặt hơn nữa vấn đề an ninh trong trường học. Ví dụ, trước tiên cần quán triệt, yêu cầu giáo viên tuyệt đối không dùng bạo lực trong việc giáo dục học sinh. Tiếp đó, cần có những quy định, cơ chế bảo vệ vị thế, đảm bảo an toàn cho nhà giáo”.

PGS-TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục - cho rằng: “Tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề lớn hơn, tinh tế hơn, đó là văn hóa ứng xử trong đời sống cộng đồng hiện nay. Khi có khúc mắc nảy sinh, theo tôi nên dùng sự thật để phân tích, để giải quyết thấu đáo các bất đồng. Tiếc là hiện nay, giáo dục trong nhiều gia đình vẫn theo hướng cực đoan, một chiều, nhiều bố mẹ vẫn dạy con theo kiểu áp đặt, không mang lại hiệu quả mong muốn. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần xác định hệ giá trị cốt lõi trong ứng xử văn hóa của cả cộng đồng, dân tộc”. Còn PGS-NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, cần phải thay đổi để thông tin hay truyền thông vai trò của nhà trường, thầy cô cũng như xây dựng mối tình cảm, tình yêu của các thầy cô đối với học sinh.

Thiệt thòi nhất vẫn là các em

Hình ảnh em học sinh ngơ ngác trước truyền thông kể về câu chuyện bị cô giáo bắt xúc miệng bằng nước giặt giẻ lau khiến người lớn chạnh lòng. Thế nhưng khi câu chuyện này dậy sóng trên mạng xã hội, đã có ai nghĩ đến việc cô bé này sẽ lớn lên thế nào khi luôn bị gắn với cụm từ “uống nước giẻ lau”, hoặc lớn hơn một chút gắn với việc, từ câu chuyện của em - một cô giáo bị mất việc…

Bà Ninh Thị Hồng - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - cho biết: “Sự việc này là hồi chuông cảnh tỉnh với việc quản lý giáo dục của chúng ta, nhà trường phải sát sao hơn, các cấp chính quyền chú ý hơn với giáo viên. Trẻ em khi bị hạ nhục, bị hành xử không tốt về sau khó có thể trở thành nhân hậu hay có tính cách tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển”.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã ký công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tổ chức quán triệt và kiểm tra việc thực hiện thường xuyên Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về đảm bảo an ninh, an toàn trường học. Đồng thời, Bộ GDĐT yêu cầu thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường...

Quá nhiều việc phải làm để giải cứu môi trường giáo dục, phải giải quyết căn cơ vấn đề từ gốc rễ chứ không chạy theo sự vụ. Để trốn chạy khỏi môi trường giáo dục hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện đã cho con em mình đi du học từ rất sớm mà họ vẫn gọi là “tị nạn giáo dục”. Đó không phải là giải pháp mà làm sao để mỗi phụ huynh tin tưởng gửi con - cũng là tương lai của chính họ vào một môi trường sư phạm nhân văn, trong lành…

TUỆ NHI - LINH LANG
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.