Tấm lòng thơm thảo của "người mẹ" nuôi dưỡng hàng chục học sinh vùng xa

Anh Nhàn - Anh Tú |

Cô Hà Thị Kim Sa hiện là Hiệu trưởng trường THCS – THPT Hồng Hà (quận Gò Vấp, TPHCM), cô đã nuôi dạy tới 72 em học sinh là con em chiến sĩ, ngư dân của các vùng biển đảo và con em dân tộc thiểu số. Có thể nói, hành trình của cô Sa đối với các em học sinh là hành trình “cõng chữ” từ miền núi, đảo xa về thành phố.

 
Cô Hà Thị Kim Sa và các học sinh. Ảnh: Anh Tú

Hành trình “cõng chữ” từ đảo xa về thành phố

Từ việc đón nhận 1-2 em học sinh, đến nay, trường Hồng Hà đã nuôi tới 72 học sinh, từ lớp 6 đến lớp 12, có em tiếp tục học lên cao hơn, tổng kinh phí nuôi dạy đã lên tới trên 40 tỉ đồng.

Cô Kim Sa chia sẻ: “Mỗi em tới trường Hồng Hà đều có hoàn cảnh khác nhau, có em là con của ngư dân, chiến sĩ ở đảo, không có chỗ học, có em là dân tộc thiểu số ở phía Bắc vì gặp biến cố mà không tiếp tục đi học.

Tôi nhớ mãi hình ảnh em Giàng A Xoài, quê Yên Bái, bố mẹ em đã bị lũ cuốn sau một đêm, em chỉ còn người anh đã đi lấy vợ. Sau đó, em được đưa về trường THCS - THPT Hồng Hà nuôi dưỡng và tiếp tục đi học. Ban đầu, em rụt rè, ít nói, có biểu hiện của tự kỷ, chúng tôi phải tìm mọi cách để em nói được nhiều hơn và bây giờ em đã tự tin giao tiếp. Dịp Tết lúc em về tới sân bay Nội Bài, anh trai em cũng không nhận ra A Xoài ngày nào, bây giờ em tự tin hơn, lớn hơn và đẹp trai hơn rất nhiều.

Ngoài những trường hợp như A Xoài, tôi cũng rất tự hào về các em học sinh là con, em chiến sĩ, ngư dân ở quần đảo Trường Sa đã và đang học tập tại trường Hồng Hà. Đa số các em đều có học lực tốt, đậu vào những trường đại học tốp cao của cả nước. Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, có 7 em dự thi, tôi lo lắng còn hơn các em nữa” – cô Kim Sa cười lớn và nói.

 
Cô giáo Hà Thị Kim Sa với các học sinh. Ảnh: Anh Tú

Người mẹ của của nhiều người con

Từ khi nhận các em vào học, cô Kim Sa luôn đau đáu làm sao để các em theo kịp chương trình học, bớt đi thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa ở thành phố. Thế là cô cùng nhà trường tổ chức dạy tăng cường tiếng Anh, bồi dưỡng thêm tin học, rất may là các em đều tiếp thu nhanh và phần lớn đạt kết quả loại giỏi, đỗ đại học nguyện vọng cao.

Em Thu Quyền, học sinh lớp 12A1, cũng là con của ngư dân tại đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa) đã có 6 năm học tập tại trường THCS – THPT Hồng Hà kể về quá trình học tập của mình: “Thời gian học tập tại đảo Sinh Tồn, em phải học tại trụ sở UBND chứ lúc đó chưa có trường như các bạn. Trên đảo chỉ phát điện 1 ngày 3 tiếng nên việc học khá vất vả. Từ khi được vào TPHCM, em mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh và tin học, cứ ngỡ là không thể theo kịp các bạn. Rất may, em được nhà trường tổ chức dạy tăng cường nên bây giờ việc học đã tiến bộ.

Ngoài học văn hóa, tụi em được ăn, ngủ, sinh hoạt theo giờ giấc nên tạo được sự tự lập, ở tập thể nên có nhiều kĩ năng sống, hòa đồng với các bạn. Ngoài ra, em còn được cô dạy phải lễ phép chào hỏi thầy cô, đối xử tôn trọng bạn bè. Thực sự em coi cô như mẹ của em vậy, cô rất gần gũi và chăm lo cho tụi em, em rất biết ơn cô về những cống hiến thầm lặng của mình”.

Anh Nhàn - Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

20.11 và nỗi buồn của những giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Đức Thành - Huyên Nguyễn - Phương Anh |

Không còn vui mừng chào đón ngày 20.11 như mọi năm, nhiều thầy cô giáo dạy theo hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội không khỏi tỏ ra chán chường, tư tưởng giằng xé, cảm xúc bế tắc. Nhiều thầy cô còn không dám đến dự lễ kỷ niệm tại trường bởi sợ đây là ngày 20.11 cuối cùng với nghề giáo viên.

Học sinh tặng giáo viên hoa dại, gạo nếp và mía nhân ngày 20.11

HÀN NGUYÊN |

Hoa dại, mía, gạo nếp… được nhiều học sinh người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đem đến trường tặng các giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng GS.TS Trần Hồng Quân

Anh Nhàn |

Trong buổi gặp gỡ thân mật tại nhà riêng GS.TS Trần Hồng Quân tại quận 2, TPHCM, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao sự đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà của GS.TS Trần Hồng Quân.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

20.11 và nỗi buồn của những giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Đức Thành - Huyên Nguyễn - Phương Anh |

Không còn vui mừng chào đón ngày 20.11 như mọi năm, nhiều thầy cô giáo dạy theo hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội không khỏi tỏ ra chán chường, tư tưởng giằng xé, cảm xúc bế tắc. Nhiều thầy cô còn không dám đến dự lễ kỷ niệm tại trường bởi sợ đây là ngày 20.11 cuối cùng với nghề giáo viên.

Học sinh tặng giáo viên hoa dại, gạo nếp và mía nhân ngày 20.11

HÀN NGUYÊN |

Hoa dại, mía, gạo nếp… được nhiều học sinh người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đem đến trường tặng các giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng GS.TS Trần Hồng Quân

Anh Nhàn |

Trong buổi gặp gỡ thân mật tại nhà riêng GS.TS Trần Hồng Quân tại quận 2, TPHCM, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao sự đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà của GS.TS Trần Hồng Quân.