Chăn nuôi Việt Nam đến 2030: 60% thịt sạch từ khu mổ tập trung

Vũ Long |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Giai đoạn 2021-2025: Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Theo chiến lược quy hoạch phát triển chăn nuôi, từ nay đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3-4%/năm.

Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0-5,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn, từ 20-25% thịt và trứng gia cầm.

Sản lượng trứng, sữa đến năm 2025 đạt từ 18-19 tỉ quả trứng và từ 1,7-1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỉ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.

Tỉ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030; đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện.

Chăn nuôi Việt Nam trong nhóm đầu khu vực Đông Nam Á

Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng phê duyệt, tầm nhìn đến năm 2045, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó trình độ và năng lực sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á; khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây nhiễm sang người.

Chiếh lược phát triển chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3-4%/năm. Ảnh: Giang Nguyễn
Chiến lược phát triển chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4-5%/năm. Ảnh: Vũ Long

Sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng, sữa được sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường; 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó có khoảng 30% được chế biến sâu.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần thực hiện các giải pháp như hoàn thiện các nhóm chính sách về phát triển chăn nuôi; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi; nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chiến lược chăn nuôi đến 2030: Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Vũ Long |

Ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu để tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định sinh kế cho nông dân, biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Đàn trâu 200 con dưới chân cầu Vĩnh Tuy sẽ về đâu sau lệnh cấm chăn nuôi?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Gần 30 năm nay, gia đình bà Ngô Thị Hải, ngụ ở bãi sông Hồng dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) miệt mài gầy dựng đàn trâu với số lượng gần 200 con. Nhưng hiện nay, bà đang phải chật vật tìm cách xoay sở với đàn gia súc của mình khi quy định cấm không được chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành áp dụng từ ngày 1.8.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Hà Nội dừng 8 hoạt động dịp 10.10

KHÁNH AN |

Hà Nội dừng tổ chức bắn pháo hoa, trình diễn nghệ thuật ánh sáng cùng nhiều hoạt động khác dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Giá vàng nhẫn đu đỉnh, người dân rút tiền tiết kiệm vẫn khó mua

Nhóm PV |

Mặc dù giá vàng nhẫn đang tiếp đà tăng, những nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua bán vàng. Trong đó, nhiều người đã lựa chọn rút tiền tiết kiệm đầu tư mua kim loại quý này.

Dự báo Nam Bộ sắp đón đợt mưa lớn

HẠ MÂY |

Dự báo mưa dông diện rộng sắp gia tăng trở lại TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ.

Chiến lược chăn nuôi đến 2030: Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Vũ Long |

Ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu để tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định sinh kế cho nông dân, biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Đàn trâu 200 con dưới chân cầu Vĩnh Tuy sẽ về đâu sau lệnh cấm chăn nuôi?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Gần 30 năm nay, gia đình bà Ngô Thị Hải, ngụ ở bãi sông Hồng dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) miệt mài gầy dựng đàn trâu với số lượng gần 200 con. Nhưng hiện nay, bà đang phải chật vật tìm cách xoay sở với đàn gia súc của mình khi quy định cấm không được chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành áp dụng từ ngày 1.8.