Chiến lược chăn nuôi đến 2030: Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Vũ Long |

Ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu để tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định sinh kế cho nông dân, biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền.

Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị tập hợp ý kiến về Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2020-2030.  Ảnh: Vũ Long
Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị tập hợp ý kiến về Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2020-2030. Ảnh: Vũ Long
Chủ trì Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2040 tổ chức ngày 15.9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhấn mạnh:

Định hướng phát triển ngành chăn nuôi để ngành thực sự có sức cạnh tranh và phát triển bền vững, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước. Chiến lược là công cụ rất quan trọng để kiểm soát phát triển.

Về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, trước hết, phải gắn với nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới, phải tính toán, dự báo nhu cầu thị trường, tránh đầu tư theo phong trào, thiếu chiến lược, thiếu kế hoạch. Chúng ta phải vừa dự báo vừa điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kịp thời để theo kịp diễn biến của thị trường.

“Phát triển ngành chăn nuôi phải đảm bảo năng suất, chất lượng gắn với bảo vệ môi trường, muốn vậy phải phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp hiện đại hóa, coi trọng chăn nuôi truyền thống.

Phải phát triển mạnh các doanh nghiệp chăn nuôi, coi đây là động lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi, để liên kết trong chuỗi giá trị. Muốn vậy phải áp dụng khoa học kỹ thuật thật tốt, phát triển kinh tế tuần hoàn” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường, tái cơ cấu ngành chăn nuôi, ngoài đạt các mục tiêu về sản lượng thịt, trứng, sữa đã đề ra, không chỉ đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

"Ngành chăn nuôi tạo sinh kế cho 6-6,5 triệu hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Thông qua đổi mới và phát triển các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, đời sống người dân và hạ tầng khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra nhiều vấn đề: Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, công tác quản trị kém làm giảm năng suất và tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi; công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường vẫn còn nhiều bất cập nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ, nhiều dịch bệnh nguy hiểm chưa được thanh toán, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng và làm phát sinh nhiều chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi;

Nhiều cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cho cây trồng;

Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỉ trọng thấp; nhiều vật tư chăn nuôi, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất chăn nuôi trong nước...

“100 triệu tấn phế thải từ chăn nuôi, phải ra tiền chứ sao lại để ô nhiễm? Chúng ta hướng đến mục tiêu xuất khẩu, thì trước hết phải tự sửa làm thật tốt vấn đề này”- Bộ trưởng nêu câu hỏi.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Công nghệ chăn nuôi 4.0: heo khỏe mạnh, sạch bệnh

Vũ Toan |

Một trong các nguyên nhân khiến cho Dịch tả heo Châu Phi (ASF) lan nhanh trong thời gian vừa qua là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của ngành chăn nuôi nước ta. Bên cạnh đó là nhận thức về phòng, chống dịch của người chăn nuôi còn chủ quan, các điều kiện về vận chuyển, sát trùng chuồng trại và đảm bảo an toàn sinh học chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Đồng Nai: “Thủ phủ” chăn nuôi heo khuyến khích cho tái đàn chặt chẽ

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 4.12, ông Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước – đang khuyến khích tái đàn nuôi heo để bổ sung nguồn thịt heo vào dịp Tết sắp tới.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Công nghệ chăn nuôi 4.0: heo khỏe mạnh, sạch bệnh

Vũ Toan |

Một trong các nguyên nhân khiến cho Dịch tả heo Châu Phi (ASF) lan nhanh trong thời gian vừa qua là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của ngành chăn nuôi nước ta. Bên cạnh đó là nhận thức về phòng, chống dịch của người chăn nuôi còn chủ quan, các điều kiện về vận chuyển, sát trùng chuồng trại và đảm bảo an toàn sinh học chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Đồng Nai: “Thủ phủ” chăn nuôi heo khuyến khích cho tái đàn chặt chẽ

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 4.12, ông Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước – đang khuyến khích tái đàn nuôi heo để bổ sung nguồn thịt heo vào dịp Tết sắp tới.