Đáng lo ngại khi hơn 20.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Đức Mạnh |

Đây là nhận định từ ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội. Ông tin rằng rất khó để đạt được mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 như mục tiêu đã đề ra.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - nhận định giai đoạn 2016 - 2021, khu vực kinh tế tư nhân của nước ta (hiện có khoảng 786.000 doanh nghiệp) đóng góp gần 46% GDP mỗi năm.

Tuy nhiên, điều đáng nói là so với mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp 55% GDP vào năm 2025 mà Nghị quyết 45 về phát triển kinh tế tư nhân do Chính phủ ban hành ngày 31.3.2023 thì hiện chúng ta còn cách khá xa.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 là khó khăn, thậm chí thiếu thực tế. Bởi trước đây chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp nhưng đến nay mới chỉ có 800.000 doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quý I năm nay, cả nước có 60.241 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nhiều hơn con số 56.946 doanh nghiệp được thành lập.

Ảnh: NVCC
Ông Mạc Quốc Anh nhận thấy bức tranh số lượng doanh nghiệp rời bỏ lớn hơn mở mới đã cho thấy một vấn đề đáng lo ngại. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trao đổi với Lao Động, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.Hà Nội - cũng khẳng định rất khó để đạt được mục tiêu này.

"Cần 1,5 triệu doanh nghiệp làm gì khi điều chúng ta cần nên là chất lượng? Bởi bây giờ thành lập ra thì doanh nghiệp cần bán được hàng, có lời lãi chứ không phải hàng tồn kho lớn kèm áp lực từ lạm phát và lãi suất cho vay cao", ông đặt vấn đề.

Theo ông, bức tranh số lượng doanh nghiệp rời bỏ lớn hơn mở mới đã cho thấy một vấn đề đáng lo ngại. Bởi nếu chúng ta có 1 triệu doanh nghiệp sẽ tương ứng cứ 100 người dân có 1 doanh nghiệp. 1 doanh nghiệp đó sẽ tạo ra từ 10 - 20 công việc, từ đó tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột, ông Mạc Quốc Anh đề xuất cần xem xét sửa đổi một số vấn đề.

Thứ nhất, thủ tục hành chính, rào cản kinh doanh cần được liên tục rà soát và cắt giảm để không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai, thị trường hiện nay tương đối mở với nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương... Tuy nhiên vẫn cần mở rộng hơn với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, đầu tư công hiện nay rất lớn nhưng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực này rất ít, do đó khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ tư, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế.

Thứ năm là vốn và cuối cùng là khoa học công nghệ. Để trở thành động lực thì hàm lượng về khoa học tri thức phải cao mới đủ sức cạnh tranh.

Bàn về vấn đề doanh nghiệp Việt đang dần teo tóp, nhưng vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với khối FDI, ông Mạc Quốc Anh lý giải hiện nay FDI có rất nhiều ưu đãi, nhất là liên quan đến thuế đất, xuất khẩu… nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại ít được hưởng ưu đãi đó. Thêm nữa, các chính sách hỗ trợ dành cho FDI rất nhiều như các cuộc đối thoại với các cấp chính quyền. Tiếng nói của doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu, do đó nên cân bằng hai bên.

Ông đánh giá: "Dưới góc độ thị trường, chúng ta nên có những rào cản về mặt kỹ thuật để cân bằng. Rất nhiều chương trình như Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Đặc sản vùng miền, OCOP… nên được đẩy mạnh tiếp tục. Từ đó giúp các sản phẩm truyền thống, chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ ở nội địa và quốc tế. Đồng thời cần các chính sách về tài chính, thuế để cân bằng lại".

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Hồi sức cấp cứu cho doanh nghiệp

Hoàng Lâm |

Bức tranh doanh nghiệp quý I/2023 có phần ảm đạm thông qua con số được Tổng cục Thống kê mới công bố.

Nhiều doanh nghiệp thất hứa trả cổ tức với nhà đầu tư

Đức Mạnh |

Do kinh doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã thất hứa trả cổ tức cho cổ đông như Hải Phát Invest, Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà... Thậm chí, nhiều đơn vị còn liên tục "om" cổ tức suốt nhiều năm nay.

Doanh nghiệp thành lập mới ít do thiếu động lực

Hiếu Anh |

Quý I/2023, cả nước có khoảng 57.000 doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó 60.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp được thành lập mới ít do thiếu động lực.

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Hồi sức cấp cứu cho doanh nghiệp

Hoàng Lâm |

Bức tranh doanh nghiệp quý I/2023 có phần ảm đạm thông qua con số được Tổng cục Thống kê mới công bố.

Nhiều doanh nghiệp thất hứa trả cổ tức với nhà đầu tư

Đức Mạnh |

Do kinh doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã thất hứa trả cổ tức cho cổ đông như Hải Phát Invest, Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà... Thậm chí, nhiều đơn vị còn liên tục "om" cổ tức suốt nhiều năm nay.

Doanh nghiệp thành lập mới ít do thiếu động lực

Hiếu Anh |

Quý I/2023, cả nước có khoảng 57.000 doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó 60.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp được thành lập mới ít do thiếu động lực.