Đầu tư hàng nghìn tỉ, chủ đầu tư điện tái tạo tiếp tục bế tắc vì chưa thể đàm phán giá

Cường Ngô |

Hàng nghìn tỉ đồng đầu tư điện gió, điện mặt trời có nguy cơ phải tiếp tục “đắp chiếu” và chờ cơ chế hướng dẫn, dù đã qua thời hạn mà Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải thực hiện việc đàm phán giá điện với các chủ đầu tư. Theo nguồn tin của Lao Động, đến thời điểm này mới chỉ có 6/85 nhà đầu tư nộp hồ sơ mua bán điện. Do vậy, việc để EVN và các doanh nghiệp “ngồi lên bàn đàm phán” còn rất xa.

Ông Trần Minh Tiến - chủ nhà máy điện gió tại Gia Lai và Quảng Trị - cho biết, 4 nhà máy điện gió của ông đều rơi vào diện dự án chuyển tiếp, chưa thể bán điện suốt hơn 1 năm qua. Mặc dù doanh nghiệp rất muốn đàm phán giá điện tái tạo chuyển tiếp với EVN, nhưng vì hồ sơ pháp lý rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong khâu chuẩn bị, nên vẫn chưa thể "ngồi lên bàn đàm phán" với EVN.

Theo quy định, EVN yêu cầu phải đầy đủ hồ sơ mới được đàm phán, nhưng các hồ sơ này bao gồm rất nhiều vấn đề hồ sơ đất đai, chủ trương đầu tư, các thỏa thuận chuyên ngành, trong đó nhiều giấy tờ đã hết hạn nên rất khó để chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục này trong thời gian gấp rút.

Riêng về chủ trương đầu tư, ông Tiến cho biết, quy định phải nối điện trước 31.10.2021, song doanh nghiệp không kịp đóng điện thời điểm này mà hoàn thành sau đó khoảng 1 tháng, dẫn đến các thủ tục như nối điện thí nghiệm, các thủ tục liên quan đều ngưng trệ… Điều này khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng giấy tờ, thủ tục không đủ như quy định.

Trao đổi với Lao Động, ông Bùi Vạn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận - cho biết, hồ sơ pháp lý cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để làm cơ sở thoả thuận giá với EVN rất nhiều.

Bao gồm: Giấy chứng nhận hoặc chủ trương đầu tư còn hiệu lực; thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; các thủ tục về đất đai, quyết định cho thuê đất, giao đất; thoả thuận đấu nối còn hiệu lực…

"Tất cả những hồ sơ pháp lý đã khó rồi - mà còn hiệu lực thì càng khó nữa. Bởi trong 2 năm qua, nhiều dự án điện mặt trời, điện gió không kịp hoàn thành tiến độ, nhiều dự án đã hết hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và một số lý do khách quan khác. Chính vì vậy, mốc thời gian 31.3, các nhà đầu tư phải hoàn thành việc đàm phán, thống nhất giá điện tái tạo là rất khó" - ông Thịnh nói.

Cũng theo ông Thịnh, nhiều nhà đầu tư cũng than vãn về việc cơ chế giá chuyển tiếp cho năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng chưa phù hợp với thực tiễn. Do đó, Bộ Công Thương cần thuê đơn vị tư vấn độc lập tính toán lại giá điện một cách hợp lý nhất, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan” - ông Thịnh cho hay.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T - cho rằng, hiện khung giá điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp chưa phù hợp thực tiễn và nhà đầu tư bị ảnh hưởng "không hề được hỏi ý kiến". Kết quả, dù tính ra khung giá nhưng lại không có đơn vị tư vấn độc lập thẩm định nên không phù hợp với thực tế đầu tư. Do đó, doanh nghiệp này kiến nghị cần tính toán lại khung giá điện, trên cơ sở thuê đơn vị tư vấn độc lập.

"Trong thời gian đàm phán giá, cần huy động nguồn từ các dự án đã hoàn thành (tổng công suất hơn 2.090 MW). Mức giá tạm tính có thể bằng 90% giá điện nhập khẩu (6,95 cent/kWh) và áp dụng hồi tố. Bởi nếu không huy động, nhìn mỗi tua bin điện gió hơn 150 tỉ đồng, đứng im thì thật xót xa" - bà Bình nói.

Đến EVN cũng gặp khó trong việc đàm phán giá điện gió, điện mặt trời

Liên quan đến những vướng mắc trong việc đàm phán giá điện của các dự án điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, EVN cũng có văn bản gửi Bộ trưởng Công Thương nêu loạt vướng mắc cần gỡ khó do không có hướng dẫn từ bộ này.

Cụ thể, về thời hạn hợp đồng, do Thông tư 01 quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió đã bãi bỏ thời hạn hợp đồng mua bán điện (PPA) 20 năm trong hợp đồng của nhà máy điện mặt trời, nhưng vẫn giữ nguyên với nhà máy điện gió. Do đó EVN và các chủ đầu tư rất khó có thể thống nhất thời hạn của nhà máy điện mặt trời.

Về phương pháp xác định giá đàm phán, bao gồm các thông số đầu vào và nguyên tắc xác định giá điện với các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, theo EVN, Bộ Công Thương vẫn chưa có hướng dẫn như các dự án điện truyền thống, vì thế EVN không thực hiện được.

Đối với dự án truyền thống, Bộ Công Thương quy định đời sống kinh tế dự án thủy điện là 40 năm, nhiệt điện than là 30 năm, nhiệt điện khí là 25 năm. Trong khi đó, các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương chưa có hướng dẫn. Điều này khiến EVN và các chủ đầu tư chưa có cơ sở để đàm phán.

Ngoài ra, EVN còn gặp khó khi hiện tồn tại hai nguyên tắc xác định giá điện từ các thông số đầu vào, là hệ số chiết khấu tài chính bình quân được quy định tại Thông tư 15 và theo dòng tiền từng năm từ phân tích kinh tế, tài chính đầu tư của dự án, nhưng lại chỉ áp dụng cho các dự án nguồn điện truyền thống, chưa có hướng dẫn áp dụng cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đến EVN cũng gặp khó trong việc đàm phán giá điện gió, điện mặt trời

Cường Ngô |

Liên quan đến những vướng mắc trong việc đàm phán giá điện của các dự án điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Công Thương nêu loạt vướng mắc cần gỡ khó do không có hướng dẫn từ Bộ này.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Tính toán, đàm phán lại giá điện gió, điện mặt trời

T.Quang- NHẬT MINH |

Sáng 4.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Chính phủ đã tới khảo sát các dự án điện gió ven biển tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; làm việc với tỉnh Bạc Liêu, các nhà đầu tư về phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu và Việt Nam.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Sạt lở 300m trên QL2, vùi lấp người và nhiều phương tiện

Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Vụ sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 2 đoạn qua huyện Bắc Quang khiến 11 người bị thương và mất tích, nhiều phương tiện bị cuốn trôi.

Cầu thủ Việt là nạn nhân của trò đùa trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Trước Công Phượng, nhiều cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu hay Văn Toàn từng là nạn nhân của các trò đùa trên mạng xã hội sau khi xuất ngoại thất bại.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Điều chuyển 2 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4

Lam Duy |

Sư đoàn bộ binh 7 và Sư đoàn bộ binh 309 sẽ được điều chuyển từ Quân đoàn 4 về Quân khu 7.

Đến EVN cũng gặp khó trong việc đàm phán giá điện gió, điện mặt trời

Cường Ngô |

Liên quan đến những vướng mắc trong việc đàm phán giá điện của các dự án điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Công Thương nêu loạt vướng mắc cần gỡ khó do không có hướng dẫn từ Bộ này.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Tính toán, đàm phán lại giá điện gió, điện mặt trời

T.Quang- NHẬT MINH |

Sáng 4.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Chính phủ đã tới khảo sát các dự án điện gió ven biển tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; làm việc với tỉnh Bạc Liêu, các nhà đầu tư về phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu và Việt Nam.