Hàng loạt các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng

Đức Mạnh |

Đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đã khiến nhu cầu năng lượng tăng đột biến tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng hiện hữu làm giá nguyên liệu vụt tăng, đồng thời làm hạn chế nguồn cung liên tục từ OPEC và gây tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Tại Tây Ban Nha, giá điện thắp sáng đã tăng gấp 3 lần, phản ánh đà tăng đột biến trong hóa đơn điện trên khắp Liên minh Châu Âu trong những tuần gần đây. Phí điện tăng cao đã làm dấy lên lo ngại về một mùa đông khó khăn phía trước khi các hộ gia đình cần nhiệt sưởi và mùa cao điểm điện đang sắp tới.

Nguyên nhân khiến chi phí điện gia tăng ở Châu Âu đến từ hàng loạt lý do: kho dự trữ khí đốt tự nhiên và xuất nhập khẩu thấp; sản lượng từ khối xay gió và nhiệt mặt trời giảm và công tác bảo trì khiến các nhà máy phát điện phải ngừng hoạt động

Trong khi đó, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Anh và các nước khác đang lên kế hoạch cho các biện pháp toàn diện, từ trợ cấp đến giới hạn giá, nhằm bảo vệ người dân khỏi chi phí gia tăng khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tài xế đổ xô đi mua xăng khiến các điểm bơm nhiên liệu cạn khô khắp các thành phố lớn ở Anh. Đây là một trong những đợt gián đoạn năng lượng tồi tệ nhất mà đất nước phải đối mặt trong nhiều thập kỷ. Các cuộc giao tranh đã nổ ra tại các trạm đổ xăng khi chính phủ kêu gọi cần bình tĩnh.

Vấn đề không phải là nước Anh thiếu xăng mà là thiếu các công ty vận tải để phân phối nhiên liệu từ các nhà máy lọc dầu đến các nhà bán lẻ. Đây là tác động phụ từ việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu cùng sự trì hoãn trong cấp chứng nhận và đào tạo lái xe tải trong đại dịch.

Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã cấp thị thực tạm thời cho hàng nghìn tài xế xe tải nước ngoài để đưa nhiên liệu ra thị trường. Quân đội túc trực để giúp đỡ với hy vọng sẽ lập lại trật tự tại các trạm bơm trước kỳ nghỉ lễ.

Theo ước tính, có tới 44% hoạt động công nghiệp của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện. Điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả GDP. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo ước tính, có tới 44% hoạt động công nghiệp của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng điện. Điều này thậm chí có thể tác động đến cả GDP. Ảnh: Tân Hoa Xã

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phân phối điện lại cho các doanh nghiệp thiếu năng lượng do nguồn cung than bị suy giảm. Bắc Kinh ấn định giá điện khiến các nhà máy than vật lộn với chi phí cao đã phải dừng sản xuất.

Hội đồng Điện lực Trung Quốc cho biết, các công ty điện than đang cố gắng mở rộng thêm các kênh mua sắm bằng mọi giá để đảm bảo nguồn cung cấp điện và nhiệt cho mùa đông. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thô lại không hề dễ dàng khi Nga đang tập trung vào phục vụ nhu cầu điện của Châu Âu, mưa làm gián đoạn sản lượng từ Indonesia và các hạn chế về vận tải đường bộ làm cản trở nhập khẩu từ Mông Cổ.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Su-25 Nga nhả tên lửa chặn đứng quân Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Phi hành đoàn máy bay Su-25 của Nga chặn đứng việc luân chuyển quân Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Bắc Ninh triển khai khu công nghệ thông tin tập trung 274ha

Vân Trường |

Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bắc Ninh dự kiến rộng 274ha. Quy mô về số lượng lao động, chuyên gia dự kiến khoảng 20.000 người.

Xót xa những vườn đào Tết bị phá hoại, thiệt hại cả tỉ đồng

Quỳnh Trang - Hương Giang |

Gần 300 gốc đào bích chuẩn bị bán Tết có giá trị hàng triệu đồng mỗi cây của người dân tại Hà Nội đã bị kẻ gian dùng dao chặt cành, phá hoại.

Thủ phạm phá hoại Nord Stream "gieo gió gặt bão"

Ngọc Vân |

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cho rằng đường ống dẫn khí Nord Stream bị phá hoại là để chia rẽ châu Âu.

Siêu bão Milton mạnh nhất năm lại tăng cấp, hôm nay đổ bộ

Thanh Hà |

Siêu bão Milton - siêu bão mạnh nhất hành tinh năm 2024 - đã tăng trở lại cấp 5 vào tối 8.10.

Dẹp nạn chiếm lề đường, bày bàn ghế bán hàng ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Con dốc hoàng hôn ở Phan Thiết thu hút đông người dân đến chụp ảnh, ngắm biển nhưng các xe bán nước bày ghế cho khách ngồi lấn chiếm lề đường.

Cập nhật giá vàng sáng 9.10: Vàng nhẫn đối diện nguy cơ lao dốc

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 9.10: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh. Trong nước, giá vàng nhẫn đang đối diện nguy cơ giảm theo thị trường thế giới.

Nhiều doanh nghiệp ở Kon Tum nợ đọng bảo hiểm xã hội

THANH TUẤN |

Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum đang thanh tra, kiểm tra và đôn đốc các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội nhanh chóng thanh toán để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên địa bàn.