Không thể “khoanh tay” trước sự vỡ trận Uber, Grab!

THẨM HỒNG THỤY |

Ngày 24.5.2017, Lao Động có đăng bài “Vỡ trận Grab, Uber…” trên chuyên mục “Câu chuyện quản lý”. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây tình hình “vỡ trận” này tiếp tục căng thẳng vì không ít những cá nhân, hộ gia đình “vỡ mộng” khi bỏ tiền ra đầu tư mua ôtô chạy Uber, Grab nhưng thu nhập không đạt được như kỳ vọng.

Cho thử nghiệm mà không hề kiểm soát

Khi thu nhập không đạt như kỳ vọng thì cũng kéo theo kế hoạch thu hồi vốn/hoàn vốn cũng như các phương án tài chính có nguy cơ đổ vỡ. Vì sao dẫn đến hệ quả này? Vì như chúng tôi đã đề cập trong bài “Vỡ trận Grab, Uber…” là “người người chạy Grab, Uber; nhà nhà chạy Grab, Uber”. Xe nhiều lên đột biến, lại tập trung nhiều ở các quận trung tâm cũng là những nơi tập trung nhu cầu/mật độ cao của khách hàng Uber, Grab nên cạnh tranh càng tăng cao không chỉ giữa hai thương hiệu Uber và Grab mà còn giữa tài xế của mỗi thương hiệu với nhau.

Con số hơn 22.000 xe dưới 9 chỗ tham gia hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử là báo cáo từ cơ quan quản lý tại TPHCM. Trên thực tế, con số này có sát hay không chẳng ai dám chắc, bởi ngay cả cơ quan quản lý cũng có “khiển” được Uber hay Grab cung cấp số liệu một cách trung thực đâu, mà phải “nài nỉ xin số liệu” còn không được.

Địa phương không quản được bởi hở tí là Uber, Grab lại… chạy ra Bộ GTVT. Mà bộ thì cũng không kiểm soát, cho nên Uber và Grab trở thành những “điển hình thử nghiệm thả dàn”. Điển hình này mang đến lợi ích về giá cho người tiêu dùng thì thiệt về thuế cho nhà nước; mang đến nguồn thu dồi dào cho hai thương hiệu Uber, Grab thì các doanh nghiệp taxi trong nước khốn đốn; mang đến cơ hội có thêm thu nhập cho hàng chục ngàn tài xế, hộ gia đình thì đô thị TPHCM, Hà Nội càng thêm nặng nền tình trạng kẹt xe v.v… Cái gì cũng có 2 mặt. Và khi mà thả lỏng không kiểm soát, thì mặt hệ lụy có cơ hội nổi lên thành nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất ở đây là sự xung đột lợi ích giữa hai phương thức kinh doanh, mà suy cho cùng là giữa người với người, và trên thực tế đã rải rác xảy ra bạo lực.

Không ai phải chịu trách nhiệm sao?

Cho đến mới đây, Sở GTVT TPHCM kiến nghị áp dụng biện pháp khống chế số lượng phương tiện dưới 9 chỗ vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử. Một điều mà vốn dĩ… không cần phải kiến nghị. Một điều mà đáng ra ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ xin thí điểm dịch vụ Grab, Uber, bên cạnh các tiêu chí về thời hạn, giới hạn địa lý, Bộ GTVT cũng phải phải giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm dịch vụ mới. Thế nhưng trên thực tế, việc này đã không được giới hạn, kiểm soát, cho nên mới dẫn đến nông nỗi “vỡ trận” như hiện nay.

Cần khuyến khích đa dạng hóa phương thức cung cấp dịch vụ để đa dạng hóa cạnh tranh, mang tới nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, đồng thời cũng hiện đại hóa ngành dịch vụ vận tải hành khách tại Việt Nam. Nhưng đâu có nghĩa, bộ cấp phép rồi thì coi như thả nổi, về số lượng phương tiện, cách thức hoạt động, cách thức quản lý loại hình/mô hình kinh doanh/cung cấp dịch vụ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế, việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, những quy định chế tài đối với phương tiện tham gia cung cấp dịch vụ v.v… Những vấn đề này, địa phương thì than “không nắm được”, bức xúc kêu trong các hội nghị, hội thảo thì phía Bộ GTVT hứa sẽ giải quyết. Nhưng bao giờ những chữ “sẽ” kia được hiện thực hóa thì vẫn chưa biết.

Người tiêu dùng được hưởng lợi (có thể là lợi trước mắt) nhưng không lường được rằng khi nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, nhà nước phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng đường, xây thêm cầu mới v.v… thì gánh nặng kinh phí lấy từ đâu ra nếu không phải từ tiền thuế của dân?

Nếu Bộ GTVT không quản lý lĩnh vực giao thông, vận tải thì đương nhiên không có trách nhiệm trước tình trạng vỡ trận Uber, Grab hiện nay!

THẨM HỒNG THỤY
TIN LIÊN QUAN

Khuyến mại nhiều, Uber, Grab xé rào, “bóp chết” taxi truyền thống?

Khánh Hoà |

Đại diện Hiệp hội Taxi cùng nhiều doanh nghiệp (DN) taxi truyền thống cho rằng chính sách quản lý đang có nhiều bất bình đẳng trong khi Uber, Grab đã và đang tung tiền tỉ phá giá, thôn tính thị trường taxi. Về phần mình, Uber từ chối bình luận, còn Grab khẳng định đang tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong khi nhiều người tiêu dùng cho rằng đang được lợi khi giá cước giảm.

Câu chuyện quản lý: Vỡ trận Grab, Uber...

THẨM HỒNG THỤY |

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; bảo đảm quyền lựa chọn của người tiêu dùng, không nên cấm những hoạt động vận tải như Grab, Uber…

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.