Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Không có chuyện mang “tiền tươi” cho doanh nghiệp

LINH LINH |

Ngày 12.6 tới, dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp “giã từ” thị trường là 27.400 doanh nghiệp, tăng 9% so với cùng kỳ 2016.

Dồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “DN được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ DNNVV” sáng 6.6 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam khẳng định: “DN có 6 điểm khó khăn tồn tại dai dẳng là mặt bằng, tiếp cận tín dụng, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường và khả năng tuân thủ các quy định của pháp luật”. Trong đó, ông Nam dẫn ra ví dụ về trường hợp của Nguyễn Hà Đông (cha đẻ Flappy Bird - PV) mặc dù có ý tưởng tốt, có công nghệ, thị trường và giàu tiềm năng nhưng vì thiếu hệ thống hỗ trợ nên sản phẩm không được phát triển theo đúng kỳ vọng.

Đối với Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Nam nhận định dự thảo Luật đã đạt được một số điểm trọng tâm. Đó là có biện pháp hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN; hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các DN tham gia vào các chuỗi liên kết.

Trước băn khoăn về việc hỗ trợ cho 97 - 98% DNNVV sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách Nhà nước, ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, không có chuyện mang “tiền tươi” cho một DN cụ thể nào. Với những vấn đề cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ các tổ chức hoặc cá nhân tư vấn, thu thập thông tin đưa về cơ quan nhà nước, sau đó công bố rộng rãi để DN sử dụng.

Lấy dẫn chứng với vải thiều Lục Ngạn, ông Đông cho biết, hiện có hàng ngàn hộ dân cùng trồng với diện tích cả ngàn ha. Tuy nhiên mỗi hộ không xác định được nhu cầu và thị hiếu của thị trường ra sao dẫn tới từng trạng “được mùa rớt giá”. Khi đó, Nhà nước sẽ giúp củng cố các cụm liên kết, tạo điều kiện củng cố chuỗi giá trị, cung cấp thông tin cho người dân trên cơ sở khảo sát thị trường thế giới, khả năng cạnh tranh theo mùa vụ, tổng nhu cầu, khả năng đáp ứng...

Không áp đặt ngân hàng cho vay

Bác bỏ thông tin về việc dự thảo luật áp đặt khu vực ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải cho DNNVV vay, ông Đông khẳng định, trong quá trình xây dựng luật chưa bao giờ có khái niệm này, đây chỉ là cách diễn đạt thổi phồng vấn đề. “Chưa bao giờ luật đưa ra yêu cầu áp đặt ngân hàng buộc phải cho vay theo một tỉ lệ nhất định”.

Ông Đông cho biết, dự thảo ban đầu chỉ khuyến khích các ngân hàng cố gắng dành tối thiểu 30% dư nợ tín dụng trong hệ thống thống của mình để hỗ trợ các DNNVV. Thực tế đây không phải là ngoại lệ tại Việt Nam mà các nước trên thế giới đều làm vậy, thậm chí có nơi áp đặt. Mặt khác, ông Đông dẫn chứng, cùng là một món vay, ngân hàng có thể cho các “ông lớn” vay 1.000 tỉ đồng/lần vay trong khi đó nếu DNNVV vay 50 triệu, 100 triệu, 1 tỉ, 2 tỉ… vẫn phải qua quy trình thẩm định, vẫn phải quản lý. “Ngân hàng cũng là nhóm DN rất đặc thù, được phép huy động vốn của XH. Với 97% DNNVV là khách hàng chính thì còn lý do gì mà các ngân hàng không hướng đến các cộng đồng DN này” - ông Đông đặt câu hỏi.

Theo ông Đông, tỉ lệ nợ xấu của nhóm đối tượng người nghèo và người khó khăn tại NHCSXH là dưới 1,5%, còn tại Ngân hàng NNPTNT, khối khách hàng nông dân, nông nghiệp nông thôn có tỉ lệ nợ xấu dưới 2% và hiện tại dưới 1,5%. Trong khi đó, tỉ lệ nợ xấu vượt quá trên 6% lại là các “đại gia” tại 2 TP lớn trong khu vực vực BĐS. Chính các ngân hàng đang hoạt động nhận thấy: “Chơi với đại gia quá rủi ro, không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ. Nhiều ngân hàng hiện đã có chương trình dành riêng cho DNNVV” - ông Đông cho hay.

Hiện nay, Chính phủ đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả nhằm tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ đơn thuần chạy theo số lượng thì mục tiêu nói trên là khả thi, tuy nhiên điều quan trọng là tỉ lệ DN hoạt động ổn định sau thành lập. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hiện Bộ KHĐT đang có đề án hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN và đạt được kết quả khả quan. Nếu luật sớm đi vào cuộc sống và có các chương trình hành động cụ thể sẽ đạt được mục tiêu này.

LINH LINH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.