Nghiên cứu di dời Khu Công nghiệp Nam Đông Hà ở tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Khu công nghiệp Nam Đông Hà (phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) ở gần các cơ quan, đơn vị, cơ sở và khu dân cư có số lượng người đông, nên UBND tỉnh Quảng Trị giao cho 1 đơn vị nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức di dời ra khỏi thành phố.

Ngày 2.6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đồng ý giao cho nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà vào cuối năm 2021, hiện Công ty Cổ phần Vườn Thời Đại Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

“Cách đây khoảng 2 tháng, công ty trên đã đi khảo sát, nắm thông tin các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, đánh giá thực trạng. Bây giờ, đơn vị này sẽ lên phương án, xem tổng chi phí đền bù bao nhiêu, phương án bố trí sử dụng đất như thế nào” -  lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, cho hay.

Phía bên trái đường Hùng Vương (đường trục dọc) là Khu công nghiệp Nam Đông Hà, còn phía đối diện (bên phải đường) là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và khu dân cư. Ảnh: Hưng Thơ.
Phía bên trái đường Hùng Vương (đường trục dọc) là Khu công nghiệp Nam Đông Hà, còn phía đối diện (bên phải đường) là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và khu dân cư. Ảnh: Hưng Thơ.

Được biết, Khu công nghiệp Nam Đông Hà thành lập vào năm 2004, có diện tích đất theo quy hoạch được duyệt gần 99ha. Hiện có 25 dự án đã đi vào hoạt động và 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đang triển khai xây dựng. Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp này hơn 2.284 tỉ đồng, diện tích đất đã sử dụng hơn 68ha, đạt tỉ lệ lấp đầy hơn 90%.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, quá trình đô thị hóa thành phố Đông Hà phát triển với tốc độ nhanh. Hiện, nằm cạnh và bao quanh Khu công nghiệp Nam Đông Hà là các cơ quan, đơn vị, cơ sở có số lượng người đông như bệnh viện, trường học, trụ sở quân đội và khu dân cư. Do đó, việc di dời các nhà máy công nghiệp ra khỏi khu vực dân cư, đô thị là hướng ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Trước khi đồng ý giao cho 1 doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà, cuối năm 2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi cho 2 doanh nghiệp sản xuất gỗ MDF và nghiền ximăng trong công nghiệp. Nội dung của văn bản, là đề nghị 2 doanh nghiệp ủng hộ, nghiên cứu phương án, kế hoạch di chuyển công ty ra khỏi Khu công nghiệp Nam Đông Hà để đảm bảo môi trường cho dân cư sinh sống và làm việc trong khu vực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả 2 doanh nghiệp đều chưa có ý kiến phản hồi.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk di dời Cụm công nghiệp Tân An: Cần phản hồi chính thức từ cơ quan có thẩm quyền

BẢO TRUNG |

Liên quan đến việc thông tin tỉnh Đắk Lắk dự kiến di dời Cụm công nghiệp (CCN) Tân An - nơi đang có khoảng 3.000 người lao động đang làm việc (Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh), các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây vẫn mong mỏi có thông tin phản hồi bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền...

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM cần hơn 19.000 tỉ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Xây dựng đề xuất bố trí 19.280 tỉ đồng triển khai 25 dự án di dời 6.500 căn nhà ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Đắk Lắk di dời Cụm công nghiệp Tân An: Cần phản hồi chính thức từ cơ quan có thẩm quyền

BẢO TRUNG |

Liên quan đến việc thông tin tỉnh Đắk Lắk dự kiến di dời Cụm công nghiệp (CCN) Tân An - nơi đang có khoảng 3.000 người lao động đang làm việc (Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh), các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây vẫn mong mỏi có thông tin phản hồi bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền...

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM cần hơn 19.000 tỉ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Xây dựng đề xuất bố trí 19.280 tỉ đồng triển khai 25 dự án di dời 6.500 căn nhà ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị.