Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, nhưng nhiều dư địa

Vũ Long |

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế, cơ hội phát triển nếu được quy hoạch phù hợp, thích nghi với biến đổi khí hậu.

5 "điểm cộng" của đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội nghị báo cáo và tham vấn Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức ngày 26.11.2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh:

Mặc dù còn khá nhiều thách thức tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu, dần chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chú trọng số lượng sang cải thiện mạnh mẽ chất lượng, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có rất nhiều lợi thế, cơ hội phát triển.

Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế…

Nguồn nhân lực còn rất nhiều dư địa để phát triển và cải thiện chất lượng, trong đó, các địa phương trong vùng vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm trên 22% trong khi dân số trên 65 tuổi mới chiếm khoảng 8,4%.

Nền nông nghiệp của vùng hiện vẫn đang nắm giữ rất nhiều sản phẩm ưa chuộng của thị trường thế giới với nhu cầu ngày càng tăng, như nông sản hữu cơ, tôm, cá tra, trái cây, lúa gạo…

ĐBSCL có lợi thế đặc biệt về các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng từ sóng biển và thủy triều. Biến đổi khí hậu có thể là tác nhân khiến lợi thế này mạnh hơn.

Do vậy, định hướng phát triển năng lượng tái tạo ở vùng ĐBSCL có thể xem là một chiến lược biến nguy cơ, thách thức của biến đổi khí hậu thành lợi thế, cơ hội phát triển.

Vùng ĐBSCL đang nắm giữ cơ hội lớn trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế khi đang có sự dịch chuyển đầu tư mạnh mẽ từ nơi cạn kiệt cơ hội, từ nơi cạnh tranh quá khốc liệt và giá đầu vào đắt đỏ sang khu vực có nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Cơ hội để ĐBSCL đón đầu tư

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Những "điểm cộng" trên là cơ hội mang tính “thiên thời”, đúng thời điểm chúng ta đang xây dựng quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh với cách tiếp cận mới, tầm nhìn chiến lược mới để sắp xếp lại không gian phát triển, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm mở toang cánh cửa để đón nhận các dòng đầu tư từ các thành phần kinh tế, trong nước và quốc tế để phát triển vùng ĐBSCL một cách nhanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Ảnh: Ngọc Trâm
Các chuyên gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Ngọc Trâm

“Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, đa mục tiêu, đa chức năng cùng các tuyến giao thông cao tốc, giao thông thủy huyết mạch; hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; các hành lang kinh tế; chuỗi đô thị động lực, tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ cao; liên kết chặt chẽ giữa vùng ĐBSCL với TPHCM, vùng Đông Nam Bộ, cũng như liên kết với các khu vực quốc tế” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Trên cơ sở nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7.2020, bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 120/NQ-CP, dựa trên quá trình kế thừa và tiếp tục nghiên cứu nhiều năm trước, Bộ KHĐT đã khẩn trương chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL và xây dựng dự thảo Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu với Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - Nhật Hồ |

Hạn hán, xâm nhập mặn, đất lở, đường trôi, sụt lún, ngập lụt… đó là những tác động đã thành hiện thực và từng ngày đe dọa vùng ĐBSCL do biến đổi khí hậu. Tìm ra những giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ đã trở thành cấp bách…

Long An đặt mục tiêu dẫn đầu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kỳ Quan |

Với sự phát triển đồng bộ cả nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại trong nhiệm kỳ qua, nền kinh tế tỉnh Long An đã vươn lên đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh này quyết tâm tăng tốc trong nhiệm kỳ Đại hội tới.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thượng nguồn lũ cạn kiệt, mưu sinh khó khăn

Thành Nhân |

Dù đã giữa tháng 8 âm lịch, nhưng mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long vẫn còn thấp hơn khoảng 1m so với cùng kỳ năm trước. Người dân vùng đầu nguồn chỉ đánh bắt cầm chừng, ngóng chờ mùa lũ. Một số người không bám trụ nổi đã rời quê đi xứ khác mưu sinh...

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.