Vì sao táo ngoại để được lâu, khi rửa thấy vỏ nhớt?

L.L |

Một số khách hàng e ngại về hiện tượng táo ngoại để hàng tháng không hỏng, khi rửa vỏ như tráng mỡ hoặc có nhớt. Có phải do táo được bảo quản bằng hóa chất độc hại?

Theo phản ánh của anh Nguyễn Vũ (phố Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), để tránh mua phải hàng trôi nổi, gia đình anh thường mua táo nhập ngoại tại các siêu thị. Tuy nhiên, điều khiến anh thắc mắc là loại táo này khi để ở nhiệt độ trong phòng, thời gian lên đến hàng tháng nhưng vẫn không hỏng; khi rửa, vỏ táo trơn tuột như bôi mỡ hoặc dẻo quánh và có màu đục, dính như nước hồ.

"Liệu đây có phải là táo Trung Quốc nhập khẩu tiểu ngạch được gắn mác táo Mỹ, New Zealand để trục lợi từ người tiêu dùng? Những hóa chất để bảo quản táo có độc hại?"- anh Nguyễn Vũ nêu câu hỏi.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Sơn Hà-Trưởng phòng kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ Thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết:

Trên thị trường có nhiều loại táo được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau như: Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc… Trong số 27.000 tấn táo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, có 7.000 tấn táo được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, “khác với táo nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand, Canada, Úc…, táo nhập khẩu từ Trung Quốc không giòn, nên không được người tiêu dùng ưa thích bằng táo từ các quốc gia khác. Vì vậy, những năm gần đây táo nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm so với trước" - ông Lê Sơn Hà Cho biết.

Giải thích về lớp nhớt trên vỏ táo, ông Lê Sơn Hà cho hay, để trái cây được tươi lâu, các nước tiên tiến vẫn bảo quản bằng các lớp “sáp” tự nhiên làm từ thực vật, lành tính, không gây độc hại cho sức khỏe con người.

“Trên lá cây khoai lang, mồng tơi, cây dọc mùng và một số loại cây khác vẫn có chất “sáp” để tự bảo vệ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Cho nên, nếu là táo nhập khẩu thì không lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm bởi tất cả hoa quả nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cả tiểu ngạch và chính ngạch đều được kiểm soát chặt chẽ, những lô hàng không đảm bảo yêu cầu sẽ bị trả lại, không được nhập khẩu vào Việt Nam” – ông Lê Sơn Hà khẳng định.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng cho rằng, cần cảnh giác với việc các tư thương sau khi nhập khẩu trái cây về Việt Nam, để tránh hư thối, bảo quản được lâu, sẽ sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật để ướp hoa quả. Những loại thuốc này nếu mua trôi nổi trên thị trường, ngoài danh mục được phép sử dụng sẽ rất độc hại. Để tránh tình trạng này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường, cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp, kiểm tra, thanh tra đột xuất, lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện, xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm, coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, trong 6 tháng đầu năm 2019, có trên 400.000 tấn hoa quả nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó trái cây từ Trung Quốc chiếm gần 30.000 tấn, chủ yếu là các loại quả như quýt, nho, táo, lựu… Trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật trên 699 lô hàng nhập khẩu (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2018), với tổng khối lượng 319.984,2 tấn (giảm 0,53 lần so với cùng kỳ năm 2018).

Hiện nay đã có 45 nước được chấp thuận chính thức được phép nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

L.L
TIN LIÊN QUAN

Vốn tiết kiệm nhưng bà nội trợ vẫn “bạo chi” cho trái cây nhập khẩu

Thanh Huyền |

Nguyên nhân là vì các bà các cô sẽ chẳng kiếm được ở nơi nào có trái cây nhập khẩu tươi ngon và giá rẻ như tại Bách hóa Xanh, nơi không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Rất sai lầm khi bỏ qua chữ số dán trên trái cây nhập khẩu

Kh.V |

Nhiều người tiêu dùng cho rằng, trái cây nhập khẩu từ các nước lớn như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada... là hoàn toàn yên tâm về độ an toàn. Chúng ta có biết, tại sao trên mỗi trái cây đều được dán nhãn ghi những dòng chữ số?

Hoa quả nội rớt thảm, nhập khẩu rau quả ngoại vẫn tăng 11,5%

Kh.V |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tháng 11.2018 là thời điểm thu hoạch nhiều loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt tại nhiều tỉnh trên cả nước. Bắt đầu vào vụ, nhưng giá trái cây có múi đã rớt thảm tới 50%.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Vốn tiết kiệm nhưng bà nội trợ vẫn “bạo chi” cho trái cây nhập khẩu

Thanh Huyền |

Nguyên nhân là vì các bà các cô sẽ chẳng kiếm được ở nơi nào có trái cây nhập khẩu tươi ngon và giá rẻ như tại Bách hóa Xanh, nơi không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Rất sai lầm khi bỏ qua chữ số dán trên trái cây nhập khẩu

Kh.V |

Nhiều người tiêu dùng cho rằng, trái cây nhập khẩu từ các nước lớn như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada... là hoàn toàn yên tâm về độ an toàn. Chúng ta có biết, tại sao trên mỗi trái cây đều được dán nhãn ghi những dòng chữ số?

Hoa quả nội rớt thảm, nhập khẩu rau quả ngoại vẫn tăng 11,5%

Kh.V |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tháng 11.2018 là thời điểm thu hoạch nhiều loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt tại nhiều tỉnh trên cả nước. Bắt đầu vào vụ, nhưng giá trái cây có múi đã rớt thảm tới 50%.