Đầu tư 230 tỉ đồng cho Nhà máy nước Ninh Thuận:

Xây xong hơn 10 năm, bàn giao không ai nhận

Hữu Long |

Nhà máy nước 230 trị giá tỉ đồng xây dựng hơn 10 năm qua, nhưng không có cơ quan nào nhận quản lý chính thức. Sau chừng ấy năm “vô chủ”, địa phương mới đây lên kế hoạch bán đấu giá để thu hồi tiền nhà nước đầu tư.

Không phát huy hiệu quả

Dự án Nhà máy nước Phước Nam (huyện Ninh Phước) có tổng vốn đầu tư hơn 230 tỉ đồng, từ nguồn vốn vay Trái phiếu Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Giai đoạn một dự án có tên Hệ thống cấp nước sinh hoạt nhân dân các xã thuộc huyện Ninh Phước và Khu công nghiệp Phước Nam, có tổng mức đầu tư khoảng 148 tỉ đồng. Năm 2009, dự án được tỉnh Ninh Thuận bàn giao cho Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận (NIWACO) quản lý, sử dụng với quyết toán kinh phí hơn 149 tỉ đồng; giai đoạn hai, nhà máy có tên hệ thống cấp nước Cà Ná - Phước Nam (Nhà máy nước Phước Nam).

Xuyên suốt mục tiêu khi xây dựng Nhà máy nước Phước Nam là dùng nguồn nước sông Dinh về xử lý, sau đó cung cấp nước thô cho Khu công nghiệp Phước Nam (xã Phước Nam) và Dốc Hầm - Cà Ná (xã Cà Ná, cùng tại huyện Thuận Nam). Tuy nhiên, cả hai Khu công nghiệp Phước Nam và Cà Ná không có nhu cầu lấy nước thô, bởi có quá ít doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động. Từ đây dẫn đến chuyện Nhà máy nước Phước Nam không phát huy được hiệu quả dù đã xây xong từ lâu.

Trớ trêu hơn là nhiều lần tỉnh Ninh Thuận đề nghị NIWACO nhận bàn giao tài sản Nhà máy nước Phước Nam để sử dụng nhưng đơn vị này từ chối và cho biết, chỉ nhận nhiệm vụ quản lý tài sản. Ông Đinh Viết Sơn - Phó Giám đốc NIWACO xác nhận đã hơn 10 năm nay nhưng tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa bàn giao chính thức Nhà máy nước Phước Nam cho NIWACO. Phía NIWACO trong thời gian qua chỉ nhận duy trì bảo dưỡng, bảo vệ công trình.

“Nhà máy nước nếu không hoạt động sẽ xuống cấp. Vì thế nên vài lần/tuần, chúng tôi để nhà máy hoạt động vài tiếng đồng hồ” - ông Sơn nói và cho biết thêm, lượng nước mà Nhà máy nước Phước Nam chảy ra, NIWACO sẽ hòa vào mạng lưới nước của công ty.

Đấu giá thu hồi tiền nhà nước đầu tư

Năm 2019, UBND tỉnh Ninh Thuận có báo cáo Tỉnh ủy để bàn về hướng giải quyết số phận của Nhà máy nước Phước Nam.

Theo đó, các sở ngành ở Ninh Thuận đã đưa ra nhiều phương án xử lý. Phương án 1 là giao NIWACO tiếp nhận, quản lý, khai thác và sử dụng. Phương án 2 thực hiện định giá tài sản và tiến hành đấu giá công khai. Phương án 3 là tổ chức thẩm định giá trị tài sản còn lại và cho phép NIWACO trả dần trong khoảng 25-30 năm, đồng thời không ghi tăng vốn điều lệ của công ty.

Riêng đối với phương án 1, NIWACO không đồng ý vì khi giao cho công ty thì sẽ làm tăng vốn điều lệ nhà nước tại công ty gấp khoảng 2,7 lần, làm ảnh hưởng lớn đến giá nước và kết quả kinh doanh của công ty.

Đến tháng 6.2022, khi Nghị định 43 của Chính phủ quy định “về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch” ra đời, tỉnh Ninh Thuận mới tìm được phương án xử lý đối với Nhà máy nước Phước Nam. Nghị định 43 có đề cập tới hai cơ quan quản lý cấp nước sạch là Sở NNPTNT và Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh rà soát danh mục các công trình mà nhà nước chưa bàn giao cho doanh nghiệp.

Căn cứ vào Nghị định 43 để xử lý tài sản tại Nhà máy nước Phước Nam, ông Nguyễn Văn Nhựt - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận xác nhận tỉnh đã xây dựng kế hoạch bán đấu giá công khai. Cụ thể, tỉnh sẽ thuê tư vấn xác định giá dự án. Sở Tài chính, Sở NNPTNT, Sở Xây dựng sẽ thẩm định và có kế hoạch chi tiết. Sau cùng, tỉnh Ninh Thuận sẽ phê duyệt giá khởi điểm rồi đưa ra đấu giá công khai để thu tiền về cho nhà nước.

Về trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như làm rõ có hay không việc NIWACO “xài chùa” Nhà máy nước Phước Nam trong nhiều năm, ông Nguyễn Văn Nhựt cho rằng, trước mắt tỉnh tập trung xử lý, đấu giá các công trình cấp nước theo hướng dẫn của Nghị định 43. Về lâu dài, tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đất thải chất thành "núi" ngay trong dự án nhà máy nước sạch

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Được khởi công từ năm 2020 với tổng mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng, nhưng đến nay, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (phường Thủy Xuân, TP.Huế) vẫn không có bãi thải, toàn bộ đất, đá từ việc thi công công trình được tập kết, chất thành "núi" ngay trong khuôn viên nhà máy, sát bờ sông Hương và trực chờ sạt xuống sông bất cứ lúc nào, đặc biệt là lúc mùa mưa đã đến gần.

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Đất thải chất thành "núi" ngay trong dự án nhà máy nước sạch

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Được khởi công từ năm 2020 với tổng mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng, nhưng đến nay, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (phường Thủy Xuân, TP.Huế) vẫn không có bãi thải, toàn bộ đất, đá từ việc thi công công trình được tập kết, chất thành "núi" ngay trong khuôn viên nhà máy, sát bờ sông Hương và trực chờ sạt xuống sông bất cứ lúc nào, đặc biệt là lúc mùa mưa đã đến gần.