"Tăng tốc" xuất khẩu cà phê và chè sang thị trường Ấn Độ

Vũ Long |

Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu cà phê và chè sang thị trường Ấn Độ.

Lần đầu tiên thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ vượt mốc 13 tỉ USD 

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỉ USD.

Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Với số dân trên 1,4 tỉ người, Ấn Độ có dung lượng thị trường lớn, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam.

Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỉ USD (năm 2021). Đặc biệt, chỉ trong 5 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỉ USD.

Năm 2021, lần đầu tiên thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 13 tỉ USD (13,2 tỉ USD), tăng 36,5% so với mức 9,6 tỉ USD của năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang  Ấn Độ đạt 6,25 tỉ USD (tăng 20% so với năm 2020).

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và chè sang Ấn Độ

Nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất khẩu chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ, ngày 27.4.2022, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm cà phê và chè sang thị trường Ấn Độ.

Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Cục Xúc tiến thương mại.

Tại phiên tư vấn, ông Bùi Trung Thướng – Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan) giới thiệu tổng quan thị trường các sản phẩm chè và cà phê tại Ấn Độ; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang Ấn Độ.

Bên cạnh đó, đại diện cơ quan, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu tại Ấn Độ sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm kinh doanh với thị trường Ấn Độ.

Việt Nam và Ấn Độ tuy có điều kiện tự nhiên tương đồng nhưng là hai thị trường có thể bổ sung cho nhau. Với dân số trên 1,4 tỉ người, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ rất lớn. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Ấn Độ các mặt hàng nông sản, trong đó có chè, cà phê.

Ấn Độ là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng Ấn Độ ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe và y học của các biến thể trà xanh và hữu cơ cũng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường. Bên cạnh đó, khả năng chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng, cùng với các kênh bán lẻ trực tuyến đang phát triển, được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường chè của Ấn Độ tăng trưởng.

Là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu chè lớn trên thế giới. Nhập khẩu chè của Ấn Độ ngoài việc để tiêu dùng tại thị trường nội địa còn nhằm mục đích tái xuất khẩu.

Đối với mặt hàng cà phê, Ấn Độ là nước sản xuất cà phê lớn thứ sáu thế giới. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Uganda và Kenya để chế biến và tái xuất. Sản phẩm cà phê hòa tan của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại) nhận định, những đặc điểm trên của thị trường Ấn Độ chính là cơ hội để các doanh nghiệp chè và cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nhiều tiềm năng này.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu

Vũ Long |

Với nhu cầu nhập khẩu thủy sản rất lớn, lên đến trên 50 tỉ USD/năm, Châu Âu là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Cơ cấu lại sản xuất, tạo nguồn cung bền vững để xuất khẩu tăng ổn định 6-7%

Vũ Long |

Theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra, các ngành cần nâng cao giá trị hàng hóa để xuất khẩu tăng trưởng bền vững hàng năm ở mức 6-7%.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm

Vũ Long |

Xuất khẩu dệt may dự báo sẽ mang về từ 42-43,5 tỉ USD trong năm 2022, dù dịch COVID-19 đang phức tạp và xung đột Nga - Ukraina đang căng thẳng.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

Mỹ tuyên bố trừng phạt các quỹ ủng hộ Hamas

Bùi Đức |

Sau 1 năm cuộc chiến tại Dải Gaza bùng phát, nhiều quỹ hỗ trợ tài chính cho Hamas đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Sinh viên tố phải ăn cơm thừa, Đại học Bách khoa HN nhận lỗi

Vân Trang |

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh, các em phải ăn cơm thừa, thậm chí là cơm có sâu, phân chuột khi học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Lãi tiền tỉ khi chốt mua nhà trong ngõ Hà Nội sau vài năm

Minh Anh |

Hà Nội - Nhiều chủ sở hữu đã lãi hàng tỉ đồng sau khi chốt mua nhà trong ngõ tại Thủ đô chỉ sau vài năm, dù hiện trạng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu

Vũ Long |

Với nhu cầu nhập khẩu thủy sản rất lớn, lên đến trên 50 tỉ USD/năm, Châu Âu là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Cơ cấu lại sản xuất, tạo nguồn cung bền vững để xuất khẩu tăng ổn định 6-7%

Vũ Long |

Theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra, các ngành cần nâng cao giá trị hàng hóa để xuất khẩu tăng trưởng bền vững hàng năm ở mức 6-7%.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm

Vũ Long |

Xuất khẩu dệt may dự báo sẽ mang về từ 42-43,5 tỉ USD trong năm 2022, dù dịch COVID-19 đang phức tạp và xung đột Nga - Ukraina đang căng thẳng.