sâm trên lãnh thổ Việt Nam

Bài cuối: Trồng sâm ở thượng nguồn sông Đà

Ghi chép của trần thế vinh |

Một mùa đông đã 20 năm có lẻ, tôi ngược Mường Tè đi dọc thượng nguồn sông Đà, qua những bản làng chìm trong sương giá non cao. Ở chợ Pác Ma, cách biên giới Việt Trung chừng một giờ xuồng, tôi chợt nghe thấy tiếng đàn accordion dặt dìu như lời tình của gió. Phong cầm có mặt ở nơi sơn cùng thủy tận này từ bao giờ thế nhỉ? Đã hai thập kỷ trôi qua, tôi chưa có dịp trở lại Mường Tè, dù những người bạn nghèo một ngày nên nghĩa xưa vẫn gọi lên thăm.

Nguồn gene đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới

Khi loạt bài “Sâm trên lãnh thổ Việt Nam” bắt đầu đăng tải, Tiến sĩ Dương Đình Đức - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu - cho tôi biết: Mường Tè đã trồng Sâm. Sâm được ươm mầm ở triền non khó khăn bậc nhất Việt Nam ra sao? Từ năm 2014 đến 2017, đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ở các xã vùng cao huyện Mường Tè”.” đã được thực hiện, do ThS Lâm sinh Phạm Quang Tuyến - Viện Nghiên cứu Lâm sinh và các cộng sự thực hiện. Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var fuscidiscus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). 2 loài sâm này đều có chứa các hợp chất saponin tự nhiên có cấu tạo phân tử khá phức tạp và độc đáo, có hoạt tính tốt, có tác dụng tăng cường thể lực. Đây là những loài thân thảo, sống lâu năm, cao từ 45-80cm. Lá kép chân vịt. Lá chét từ 5 đến 7 lá, kích thước 6-12 x 2,5-6cm, đuôi nêm hoặc gần tròn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa đơn độc, gồm 50-80 hoa, cuống hoa dài 8-10cm, ra hoa vào tháng 4-6, đậu quả vào tháng 7-10, tùy theo loài. Tuy nhiên, trong hai loài này, loài Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) có tên gọi khác là Tam thất đen, Tam thất đỏ, Tam thất Mường Tè có giá trị hơn cả so với loài Tam thất hoang (Panax stipuleanatus). Về mặt phân loại thực vật, Sâm Lai Châu đã được mô tả và phân tích DNA khẳng định là một thứ (giống) mới, cùng loài với Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Sâm Lai Châu có thành phần saponin chính là “MR2” đã công bố ở Sâm Ngọc Linh, có nhiều tiềm năng để phát triển gây trồng và chế biến thành hàng hóa có giá trị dược liệu cao, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người.

Cả Sâm Lai Châu và Tam thất hoang đều có đặc điểm ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác trên đất có nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, hoặc rừng có xen lẫn với sặt gai, ở độ cao 1.400-2.400m. Tái sinh chủ yếu tự nhiên bằng hạt, thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc lên từ đầu thân rễ vào đầu mùa xuân năm sau. Sâm Lai Châu và Tam thất hoang thường mọc xen lẫn với nhau trong tự nhiên, gần giống nhau và rất dễ nhầm lẫn vì chúng đều có lá hình thuôn hay mác thuôn, nhọn 2 đầu, mép có răng cưa. Tuy nhiên, Sâm Lai Châu lá chét thường có 5 lá, có lông ở trên cả 2 mặt, còn Tam thất hoang thì lá chét thường 7, chỉ lông ở mặt trên của lá. Về màu sắc củ, Sâm Lai Châu cắt ngang thường có màu xám ghi (đen), có vòng tròn phân biệt, còn Tam thất hoang thì có củ màu trắng, lõi không có các vòng tròn đồng tâm phân biệt rõ giữa lõi và viền ngoài. Hình thái quả Sâm Lai Châu khi chín có màu đỏ “có chấm đen ở đầu quả giống với Sâm Ngọc Linh”, còn Tam thất hoang khi chín có màu đỏ, không có chấm đen.

Vườn ươm Sâm Lai Châu. Ảnh: Phạm Quang Tuyến.
Mô hình trồng Sâm Lai Châu. Ảnh: Phạm Quang Tuyến.

Sâm Lai Châu và Tam thất hoang đều là nguồn gene đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần. Sâm Lai Châu và Tam thất hoang có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm. Trong thân rễ Sâm Lai Châu có saponin “MR2” chiếm tỉ lệ lớn, đặc trưng có trong Sâm Ngọc Linh, còn Tam thất hoang có 2 saponin dẫn xuất của acid oleanolic là stipleanoisid R1 và R2. Thế giới chưa có nhiều nghiên cứu sâu về bảo tồn loài Sâm Lai Châu, Tam thất hoang, đây là những cây thuốc đang bị đe doạ tuyệt chủng. Việc nghiên cứu trồng bảo tồn và phát triển loài Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ở Mường Tè, cũng như Việt Nam là một trong những vấn đề cấp thiết.

Hiện nay, Sâm Lai Châu, Tam thất hoang bị người dân khai thác, sử dụng làm thuốc và bán sang Trung Quốc, đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ trầm trọng (Phan Kế Long và cộng sự, 2013; Phạm Quang Tuyến và cộng sự, 2017). Do vậy, để phát triển bền vững Sâm Lai Châu, Tam thất hoang thành một trong những loài cây tiềm năng, thế mạnh cho tỉnh Lai Châu vẫn gặp phải một số trở ngại cần giải quyết. Đây cũng là những thách thức đặt ra cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân đầu tư trồng cần quan tâm khi phát triển các loài cây này.

Cây vàng, cây bạc của đồng bào nghèo

Lai Châu là tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ những phù hợp với cây Sâm Lai Châu. Sâm Lai Châu là loài cây đặc hữu có phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và giáp ranh huyện Mường Tè (Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ) giáp biên giới với Trung Quốc và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ (Nậm Tăm, Pu Sam Cáp) và Tam Đường (Khun Há, Bản Giang, Hồ Thầu), tỉnh Lai Châu. Sâm Lai Châu phân bố tập trung ở độ cao từ 1.400-2.000m so với mặt nước biển, là cây ưa ẩm, khí hậu mát quanh năm và lạnh về mùa đông. Điều kiện này phù hợp với phần lớn các xã vùng biên giới và vùng cao của tỉnh Lai Châu, nơi có diện tích đất đai rộng, giàu tiềm năng để mở rộng sản xuất trên quy mô lớn trong đó có huyện Mường Tè, vùng đầu nguồn sông Đà. Huyện Mường Tè có diện tích rừng lớn tới 183.577,9ha, rừng tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao, đa dạng về tài nguyên cây thuốc, với 213 loài thuộc 169 chi, 83 họ của ba ngành thực vật được sử dụng làm thuốc. Với 2 loài Sâm có phân bố tự nhiên ở Mường Tè thì đây được coi là một trong những thế mạnh của huyện, một hướng đi mới cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người như La Hủ, Hà Nhì, H’Mông, Dao, Hoa...

Với nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và giá trị kinh tế, cây Sâm Lai Châu, Tam thất hoang được coi là một loài cây có giá trị, cần được sự quan tâm nghiên cứu để cung cấp nguồn dược liệu Sâm chất lượng cao cho ngành dược phẩm. Từ những vấn đề nêu trên, một lần nữa khẳng định, Sâm Lai Châu là cây tiềm năng, góp phần cải thiện đời sống của đồng bào vùng cao, vùng biên giới.

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60.000 tấn các loại dược liệu khác nhau và tăng trưởng nhanh với tốc độ khoảng 25% mỗi năm, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Hệ thống khám - chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa cấp tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám - chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Với thị trường tiêu thụ như vậy, dược liệu nói chung và cây thuốc nói riêng mang lại giá trị kinh tế cao hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào... Sâm Lai Châu, Tam thất hoang là một trong những loài cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc tự nhiên với những đặc tính, tác dụng gần giống với Sâm Ngọc Linh, đã trở thành hàng hoá được tiêu thụ mạnh trong thị trường chăm sóc sức khoẻ, là một trong những loài cây được săn lùng sử dụng làm thuốc bồi bổ sức khỏe.

Vườn ươm Sâm Lai Châu. Ảnh: Phạm Quang Tuyến.
Vườn ươm Sâm Lai Châu. Ảnh: Phạm Quang Tuyến.

Sâm Lai Châu, Tam thất hoang đã được một số người dân đưa về gây trồng nhưng số lượng vẫn hạn chế. Các biện pháp kỹ thuật trồng của người dân chủ yếu là cây con từ hạt và cây con từ củ (tách chồi mầm). Phương thức trồng chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên và trong vườn hộ dưới mái che. Biện pháp kỹ thuật làm đất theo luống, ngoài ra còn làm đất trồng cục bộ theo hố và trồng trong chậu. Trồng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần, trong đó trồng bằng cây con rễ trần khá phổ biến. Mật độ trồng tập trung phổ biến ở cự ly: 30x30cm, 20x30cm, 20x20cm. Đa số người dân chưa biết cách chăm sóc, một số hộ dân sử dụng liều lượng phân bón không phù hợp (bón quá nhiều phân hóa học hoặc phân chuồng) dẫn đến cây bị chết hàng loạt.

Từ kết quả nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đã từng bước chuyển giao kỹ thuật trồng Sâm Lai Châu và Tam thất hoang tại huyện Mường Tè. Sâm Lai Châu, Tam thất hoang có thể trồng thâm canh với mật độ trồng phù hợp từ 100.000-160.000 cây/ha. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phòng hộ đầu nguồn, việc trồng Sâm Lai Châu và Tam thất hoang dưới tán rừng tự nhiên chỉ nên trồng với mật độ từ 10.000-40.000 cây/ha. Trong khi đó, hiện nay, nhu cầu để phát triển trồng cây Sâm Lai Châu, Tam thất hoang quá lớn. Viện nghiên cứu Lâm sinh, UBND huyện Mường Tè đã kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào trồng thử nghiệm mở rộng trên địa bàn huyện thông qua những kết quả chính của đề tài đã đạt được về nhân giống và kỹ thuật trồng cây Sâm Lai Châu. Tỉ lệ nhân giống bằng hạt đạt 70-80%, nhân giống bằng biện pháp giâm hom đầu thân rễ củ có thể đạt tỉ lệ ra chồi 90%. Kết quả này rất khả quan để đưa vào sản xuất thực tiễn. Việc trồng Sâm Lai Châu và Tam thất hoang cần chú ý chọn nơi đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Kỹ thuật trồng trong điều kiện tập trung có giàn che với tỉ lệ che sáng 70-80% và trồng dưới tán rừng với độ tán che 0,7-0,8. Các mô hình trồng cho thấy, cây sinh trưởng và phát triển tốt đạt tỉ lệ sống trên 85%. Và cây Sâm Lai Châu, Tam thất hoang không chỉ có ở các xã vùng cao huyện Mường Tè mà còn xuất hiện ở những huyện có độ cao, khí hậu và thổ nhưỡng tương tự như: Tam Đường, Sìn Hồ và Phong Thổ, cho nên việc triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng, nhân giống Sâm Lai Châu nhằm bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc hữu tại các huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu” sẽ giúp hoàn thiện thêm công nghệ để có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu về cây Sâm Lai Châu trong thực tế.

Sâm Lai Châu và Tam thất hoang đều có giá trị kinh tế cao, giá bán tăng theo kích thước và trọng lượng củ, tùy thuộc vào hình dáng, số tuổi cây. Trung bình Sâm Lai Châu có giá bán 20-30 triệu đồng/kg, loại củ to trên 100gr, giá bán khoảng 50-60 triệu đồng. Tam thất hoang tuy có giá bán thấp hơn khoảng từ 2-5 triệu đồng/kg củ, nhưng đối với người nông dân đây là khoản thu tương đối lớn, gần tương đương với 1 tấn thóc. Trong khi đó, thị trường Sâm Lai Châu, Tam thất hoang trong mấy năm gần đây giá bán liên tục tăng. Sản lượng của cây Sâm Lai Châu, Tam thất hoang nếu sinh trưởng và phát triển tốt sau 5 năm với diện tích 1.000m2 trong trường hợp vay vốn ngân hàng có khả năng cho thu nhập 80-100 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí. Đây là một khoản thu nhập tương đối cao và ổn định so với trồng một số loài cây khác như ngô, sắn trên đất dốc tại Lai Châu. Diện tích Sâm Lai Châu trồng hiện còn rất ít, chưa có dự án đầu tư từ các doanh nghiệp lớn để nhân rộng mô hình. Có thể thấy, thị trường tiêu thụ sâm là rất lớn, trong khi nguồn cung sâm trong nước không đáp ứng đủ. Hà Nội không có Sâm Lai Châu, Tam thất hoang mọc tự nhiên, nhưng lại là nơi tiêu thụ nhiều nhất do tập trung nhiều đơn vị y tế, hội đông y, doanh nghiệp thu mua dược liệu, các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện T.Ư... Ước tính nhu cầu tiêu thụ Sâm Lai Châu, Tam thất hoang lên tới hàng trăm tấn mỗi năm.

Trồng Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ngoài thu nhập từ bán củ còn có thu nhập về thu hái lá và các sản phẩm phụ khác, sẽ giúp đồng bào thoát nghèo, giảm áp lực đến việc chặt phá rừng, giảm sự thoái hóa của đất đai, nâng cao độ che phủ của rừng vùng cao biên giới, góp phần phòng hộ cho vùng hạ lưu và các nhà máy thủy điện trong vùng. Nếu kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho người dân từ vườn ươm giống, nhân giống, trồng chăm sóc đảm bảo mỗi năm trồng được 5-10ha thì cây sâm có đà phát triển, tạo ra một phương thức mới trong trồng cây lâm sản ngoài gỗ, tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào sống trong và gần rừng.

Sâm Lai Châu với nhiều tiềm năng, triển vọng nhưng cũng không thiếu những thách thức, khó khăn trong quá trình phát triển. Để thực hiện được điều này không chỉ có sự tham gia của các nhà khoa học mà cần sự bắt tay của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh nhằm bảo tồn và phát triển bền vững loài cây có giá trị. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong chọn lọc giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh giúp tăng năng suất và chất lượng dược liệu. Cần quy hoạch tổng thể phát triển vùng trồng và các cơ sở chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Tỉnh Lai Châu đã và đang nghiên cứu phát triển mô hình trồng sâm tại 3 huyện vùng cao Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ. Vươn rộng ra từ Mường Tè, cây sâm đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành “cây vàng, cây bạc” cho nhiều hộ đồng bào nghèo, như một bản đàn phong cầm vang lên từ thượng nguồn sông Đà và đang lan rộng.

Ghi chép của trần thế vinh
TIN LIÊN QUAN

Sâm trên lãnh thổ Việt Nam (Bài 4): Đại Việt đệ nhất danh sâm

trần thế vinh |

Quý bạn đọc đã trải qua ba kỳ báo với những tri thức khác nhau về sâm, từ những cây thuộc họ nhân sâm tới những cây thuốc mang tên sâm có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

Sâm trên lãnh thổ Việt Nam: Bài 3: Chuyện quanh loài sâm quý nhất

Bài và ảnh của Phạm Ngọc Dương |

Thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân. Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ.

Những cây thuốc mang tên sâm

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

Khi tìm hiểu bộ “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (nhiều tác giả, NXB Khoa học và Kỹ thuật), tôi nhận thấy rằng, nhiều loại sâm hết sức đa dạng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc sử dụng. Đây là nguồn tư liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu về dược liệu nói chung, sâm nói riêng trên đất nước ta. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.