Đám cưới truyền thống người H'Mông

Thành Thế Vinh - Hải Nguyễn |

Ngày nay, các chàng trai cô gái người H'Mông đều đã có sự tìm hiểu, kết nối với người bạn đời của mình trên cơ sở tình yêu. Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống vẫn được lưu giữ, song đã được thực hiện một cách đơn giản, văn minh hơn theo dòng chảy của xã hội đương thời.

Trong đám cưới truyền thống của người H'Mông tại xã Túc Đán huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái, nhà trai sẽ sắp xếp đầy đủ lễ vật sang nhà gái làm lễ xin dâu. Lễ vật rất đơn giản, chỉ vài gói thuốc lào, hai chai rượu, một con gà và một chiếc ô mới đựng trong chiếc gùi mang đi. Gia đình chú rể sẽ nhờ ông mối là đại diện cho đoàn đón dâu sang nhà gái thưa chuyện. Đoàn đón dâu thường từ 8 - 10 người và đều là số chẵn, bố mẹ chồng sẽ không đi đón con dâu. Sau khi đến nhà gái ông mối cầm chiếc ô treo lên gian chính của ngôi nhà. Ông mối sẽ thưa chuyện với gia đình cô gái và nhận được lời ưng thuận bên nhà gái sẽ lấy một chiếc ghế dài để hướng ra cửa và đặt trên đó 4 chén rượu, chiếc ô và mời nhà trai uống hết 4 chén rượu. Nhà trai uống xong thì rót lại 4 chén rượu và mời họ nhà gái. Khi nhà gái uống hết rượu trong chén, ông mối của nhà trai sẽ xoay ngang chiếc ghế lại để khẳng định là nhà gái đã gả con gái cho gia đình mình.

Chú rể và phù rể sẽ phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ và anh em bên gia đình nhà gái. Khi đón dâu về tới nhà, chú rể sẽ thực hiện nghi thức báo tổ tiên, vái lạy cha mẹ cùng người thân trong gia đình. Sau khi các nghi lễ hoàn tất, đôi trai gái chính thức thành vợ chồng.
Chú rể và phù rể sẽ phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ và anh em bên gia đình nhà gái. Khi đón dâu về tới nhà, chú rể sẽ thực hiện nghi thức báo tổ tiên, vái lạy cha mẹ cùng người thân trong gia đình. Sau khi các nghi lễ hoàn tất, đôi trai gái chính thức thành vợ chồng.

Chú rể và phù rể sẽ phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ và anh em trong gia đình cô gái và như thế chàng trai đã được coi cô gái là vợ của mình. Sau khi nhận xong lễ vật, nhà gái sẽ làm các thủ tục cúng tổ tiên, nhà trai nộp lễ và xin đón dâu. Lúc này, hai gia đình sẽ cùng ngồi vào mâm uống rượu, chúc mừng cô dâu, chú rể và nhà trai sẽ xin đón con dâu về nhà.

Khi nhận được sự đồng ý của nhà gái, ông mối sẽ treo một cái ô lên.
Khi nhận được sự đồng ý của nhà gái, ông mối sẽ treo một cái ô lên.

Theo phong tục của đồng bào nơi đây, khi đưa cô dâu về nhà chồng dù gần hay xa đều phải tổ chức ăn một bữa cơm dọc đường và địa điểm bắt buộc phải ở gần nơi có nguồn nước. Họ cho rằng bữa cơm đó là để báo với các vị thần linh là nhà trai đã được đón được cô dâu về nhà và mời các vị thần linh chứng giám và phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ. Khi đoàn đưa, đón dâu về tới nhà, chú rể cùng phù rể sẽ thực hiện nghi lễ báo cáo với tổ tiên, vái lạy cha mẹ cùng những người thân trong gia đình. Sau khi các nghi lễ đã hoàn đôi trai gái chính thức thành vợ chồng.

Hai gia đình cùng ngồi vào mâm uống rượu và nhà trai chuẩn bị làm lễ xin dâu.
Hai gia đình cùng ngồi vào mâm uống rượu và nhà trai chuẩn bị làm lễ xin dâu.
Đoàn đón dâu thường từ 8 đến 10 người và đều là số chẵn. Khi đưa cô dâu về dù gần hay xa đều phải phải tổ chức một bữa ăn dọc đường. Bữa ăn đó để báo cáo với các vị thần linh về chứng giám cho đôi vợ chồng.
Đoàn đón dâu thường từ 8 đến 10 người và đều là số chẵn. Khi đưa cô dâu về dù gần hay xa đều phải phải tổ chức một bữa ăn dọc đường. Bữa ăn đó để báo cáo với các vị thần linh về chứng giám cho đôi vợ chồng.

* Các ảnh trong bài chụp trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Thành Thế Vinh - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc trận đấu bóng đá giữa phụ nữ Tu Dí và H'Mông

Hải Nguyễn - Thế Vinh |

Những hình ảnh được ghi lại trong trận bóng đá nữ do Hội Phụ nữ huyện Mường Khương (Lào Cai) tổ chức không chỉ cho thấy nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà còn là hoạt động sáng tạo trong việc gìn giữ văn hóa, gắn kết các dân tộc anh em.

Bà mẹ H'Mông và món bánh dày đặc sắc

Bài và ảnh Vũ Mạnh Cường |

Bánh dày là món bánh cổ truyền của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới miền núi phía Bắc. Hoạt động giã bánh dày không thể thiếu trong các lễ hội hay dịp Tết đến Xuân về. Bánh dày không chỉ là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung mà còn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - nguồn gốc sinh ra vạn vật trên trái đất.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Đồng đội cũ kể về "Anh trai vượt ngàn chông gai" Hồng Sơn

MI LAN - HOÀNG HUÊ |

CEO Triệu Quang Hà chia sẻ, đồng đội cũ của mình là Nguyễn Hồng Sơn đã thay đổi hoàn toàn khi tham dự show "Anh trai vượt ngàn chông gai".