Đừng để mất niềm tin vào giáo dục

MAI CHÂU thực hiện |

“Đừng đánh mất niềm tin của các em vào giáo dục, bởi lấy lại niềm tin mới là điều khó khăn” - đó là suy nghĩ của TS. Tâm lý Bùi Hồng Quân khẳng định trước thực trạng đạo đức, nhân cách nhà giáo ngày càng xuống cấp.

Thưa TS, với các sự việc gần đây như giáo viên bạo hành học sinh; nhà trường, hiệu trưởng trốn tránh trách nhiệm trước việc học sinh bị bỏng, học sinh bị gãy chân trong trường học… ông nhận định như thế nào về sự ảnh hưởng đến học sinh.

- Thực trạng trên đang là sự trăn trở thể hiện một sự xuống cấp trầm trọng về việc ứng xử trong môi trường học đường. Bởi vì trong môi trường học đường, giáo viên sẽ luôn là một hình mẫu rất chuẩn mực để học sinh noi theo. Một câu nói về giáo dục mà rất có ý nghĩa đó là “Cái quan trọng của một người thầy ảnh hưởng đến học trò không phải chỉ là kiến thức mà là cách giáo dục nhân cách. Đó mới là cách giáo dục hiệu quả nhất”. Thực tế cho thấy, các thầy cô chưa làm tròn vai trò của mình, và cũng chưa thể hiện được mình là một tấm gương sáng cho học trò noi theo.

Trong quá trình đi học, ngoài học kiến thức, học sinh còn học được thái độ, cách ứng xử từ các thầy cô. Mà chính các thầy cô không làm gương, không trung thực, không thể hiện sự thương yêu, quan tâm đến học sinh thì đó sẽ là một trong những hình ảnh tiêu cực tác động đến quá trình nhận thức của học sinh. Khi đó, các em sẽ không tìm được một chuẩn mực từ môi trường học đường và dễ bị chao đảo về mặt niềm tin và không xác định được mình học và làm theo ai và đâu là điều mình cần phấn đấu. Khi mà giáo viên không làm gương thì sự tôn trọng, sự kính nể của học trò dành cho giáo viên không được cao, dẫn đến hiệu quả học tập về kiến thức và học làm người để phát triển nhân cách cũng sẽ không được như ý.

Thưa TS, nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hiện tượng bạo hành, các hành vi xuống cấp đạo đức nhà giáo xảy ra ngày càng nhiều?

- Có nhiều nguyên nhân đến từ phía nhà trường và phía xã hội. Chúng ta cần phải nhìn nhận và giải thích một cách bài bản bởi không phải chỉ từ phía người dạy đâu mà còn từ phía học trò nữa. Đầu tiên, xuất phát từ người học, chúng ta thấy hiện nay một số các bạn trẻ không được hưởng nền giáo dục một cách đầy đủ và trọn vẹn nên có những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Các em không được hình thành những quy chuẩn về cư xử sao cho đúng mực, những em này có thể không có hứng thú học tập; trong ứng xử với bạn bè, thầy cô thể hiện sự coi thường, thách thức. Đó là nguyên nhân dẫn đến khi có xung đột các em thể hiện thái độ, hành xử không đúng, tạo nên sự khó chịu khiến cho thầy cô không kiềm chế được cảm xúc của mình.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thuộc về giáo dục gia đình từ các bậc phụ huynh, khi phụ huynh quá coi trọng đời sống kinh tế mà xem nhẹ chuyện giáo dục con cái khiến cho các bạn trẻ không phát triển đầy đủ.

Điều quan trọng và trực tiếp ở đây chính là các thầy cô có những hành vi bạo hành như vậy. Sẽ có rất nhiều ý kiến cho rằng trong một số trường hợp bạo lực có giá trị và đúng là có những trường hợp như vậy. Nhưng nếu xét về sự phát triển của lịch sử, xã hội thì rõ ràng quan điểm giáo dục ngày nay sẽ không chấp nhận hình thức bạo lực trong đó. Do vậy, các thầy cô cần ý thức được điều này và có cách ứng xử phù hợp, tuyệt đối không dùng bạo lực. Bởi vì sâu xa của nguyên nhân sử dụng bạo lực là các hình thức giáo dục khác dường như trở nên bất lực. Như vậy, các thầy cô giáo cần phải xem lại về vai trò và phương pháp sư phạm, kỹ năng ứng xử và đặc biệt là tìm hiểu tâm lý học trò để có cách ứng xử phù hợp, không cần dùng bạo lực mà vấn đề vẫn được giải quyết.

Một trong những nguyên nhân nữa mà chúng ta không thể không đề cập đến là tác động của truyền thông, của mạng xã hội vô hình trung đã khiến các em học sinh dễ dàng tiếp cận những hình ảnh xấu và tác động đến nhận thức.

Khi học sinh bị rơi vào các tình huống trên, phụ huynh, nhà trường cần làm gì để chăm sóc các em?

- Tùy từng trường hợp để mình có những cách ứng xử phù hợp với học sinh. Ví dụ trong trường hợp bạo lực diễn ra trong trường học thì những em học sinh đó chắc chắn sẽ bị tổn thương, trước hết về mặt thể xác và sau đó là về mặt tâm lý. Tùy vào mức độ bạo hành và phạm vi ảnh hưởng mà các lực lượng chức năng, bộ phận giáo dục nhà trường cũng phải cùng chung tay với phụ huynh trấn an tâm lý và tạo sự yên tâm cho các em. Sau đó, các em mới có thể trở lại nhà trường học bình thường và có kết quả được.

Trong trường hợp mà các em bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hình ảnh của các thầy cô như trong sự việc tại trường Tiểu học Nam Trung Yên thì rõ ràng bên cạnh tổn thương về thể xác thì tổn thương về mặt tâm lý, về niềm tin là một điều rất khó khăn để có thể lấy lại được. Và trong trường hợp này, Hiệu trưởng, Hiệu phó hay ai đó cũng chỉ là một cá nhân trong tổng thể các lực lượng giáo dục. Vậy các bộ phận khác, các thầy cô khác cũng phải tham gia để cho học sinh lấy lại niềm tin trong quá trình em đi học.

Song song đó, gia đình, nhà trường phải có một lời giải thích thỏa đáng để các em hiểu được tại sao lại có hiện tượng như vậy. Và chính bản thân người sai phải tự thấy được ý thức của mình và nhận lỗi trước học trò vì đó là điều các em được học và các thầy cô cũng sẽ phải là người thực hành. Quan trọng hơn hết, để học sinh thấy được rằng niềm tin của các em vào thầy cô, vào người lớn và những chuẩn mực thì vẫn còn và vẫn được bảo vệ.

Xin cảm ơn ông!

 

MAI CHÂU thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ Trường Tiểu học Nam Trung Yên: Làm sao để nói dối, làm dối không lên ngôi?

Thủy Lâm |

Vụ việc xe taixi đâm gãy chân một học sinh và những chiêu trò lừa dối của hiệu trưởng và giáo viên ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) có thể được coi là khép lại với hình thức kỉ luật đích đáng với người đứng đầu ngôi trường. Song những vấn đề liên quan vụ việc đã gây nhức nhối cho nhiều người không phải ở cá nhân của cô hiệu trưởng mà ở những giáo viên của trường khi chúng ta đặt ra câu hỏi: Vì sao họ lại phải nói dối? Vì sao không thể nói thật?

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

Hình ảnh phố núi Yên Bái thoát nguy cơ ngập lụt lần 2

Trần Bùi |

Yên Bái - Sau cả đêm di chuyển đồ đạc, người dân phố núi thở phào khi không phải chứng kiến "lũ chồng lũ".

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.