Giá trị không bị lãng quên

Bích Ngân |

Chập cải lương hài "Ba Gật", nghe má nói, là ba tôi viết lúc tôi mới được 3 tháng tuổi. Tác phẩm lần đầu tiên được đoàn văn công diễn ở vùng Cái Nước cho khán giả xem, sau đó diễn nhiều nơi trong tỉnh và dần dần lan tỏa ra cả miền Tây Nam Bộ.

Thời gian trôi đi, dòng đời trôi đi, ký ức mỗi lúc mỗi lùi xa, lúc sinh thời, chính ba tôi, tác giả của vở diễn mà ông từng sắm vai chính, vai Ba Gật, một nông dân cầu an, cơ hội, chỉ chăm chăm lo nghĩ đến vuông đất của riêng mình, cũng không còn nhớ được tác phẩm mà mình viết ra.

Sau 56 năm, thời gian đủ để lớp bụi lãng quên bao phủ tất cả, xác thân ba tôi cũng đã thành cát bụi, thành cỏ cây, vậy mà đồng nghiệp của ba tôi, nhiều người vẫn còn nhớ tác phẩm của ông, nhớ những đóng góp âm thầm của ông cho hoạt động văn học nghệ thuật và cho cuộc chiến tranh vệ quốc.

Trước giờ khai mạc buổi lễ tôn vinh văn nghệ sĩ có những tác phẩm văn học nghệ thuật đoạt Giải thưởng Phan Ngọc Hiển lần thứ 3 được tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh, tôi đưa má gặp chú bác từng là đồng chí, đồng nghiệp, là những bè bạn từng gần gũi với ba tôi, giờ hầu hết đã già yếu - những người có mặt sớm, tại buổi lễ.

Bà Phạm Thị Mạnh (vợ) và nhà văn Bích Ngân (con gái) của cố tác giả - nghệ sĩ sân khấu Nguyễn Hải Tùng. Ảnh: Nguyễn Thị Việt Hà

Nhà văn Văn Định, cũng là một tác giả được trao giải thưởng Phan Ngọc Hiển lần này, vốn là diễn viên của Đoàn Văn công Khu Tây Nam Bộ, đoàn văn công mà ba tôi từng đảm trách nhiệm vụ Trưởng đoàn, nhắc lại cho má tôi nghe, ông thuộc vai ông Ba Gật từ lúc 12 tuổi. Bất ngờ, cao hứng, giữa chỗ đông người, nhà văn Văn Định co chân múa tay rồi hát luôn lời tự thoại của ông Ba Gật.

Bác Sáu Cấu (nhạc sĩ Trần Thanh Hòa), đi lại chậm chạp nhưng khi nhắc đến ba tôi, trông ông linh hoạt hẳn lên và ký ức về ba tôi khiến ông rưng rưng xúc động. Ông nắm chặt tay má tôi, nói: “Phần sáng tác chỉ là một phần nhỏ trong sự nghiệp đóng góp của anh Út cho văn học nghệ thuật. Anh Út dành rất nhiều thời gian tâm lực cho việc phát hiện và tạo điều kiện chăm bồi tài năng cho anh em văn nghệ sĩ. Với tôi, công lao anh Út nghệ lớn lắm…”.

Nghe nhạc sĩ Trần Thanh Hòa nói, tôi lại nhớ câu nói của tác giả Lê Duy Hạnh, người đang gắng gượng để vượt di chứng của bệnh tật, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trong bộ phim tài liệu về ba tôi “Nguyễn Hải Tùng, sâu nặng một tình yêu” (do Đài Truyền hình tỉnh Cà Mau thực hiện): “Trong cuộc sống và trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, anh Út thường tự nguyện lùi lại phía sau, nhường chỗ cho các thế hệ nghệ sĩ. Anh chăm lo, dìu dắt, đào tạo tài năng sân khấu của miền Tây Nam Bộ… Không thể nào quên được anh, anh Út Nghệ, anh Út của chúng tôi!”.

“Không thể nào quên…”, tôi cũng chợt nhớ đến mấy câu thơ của chú Bảy Hoe (ông Nguyễn Hòe, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Minh Hải), người có mặt rất sớm trong buổi lễ trao giải thưởng Phan Ngọc Hiển lần thứ 3. Chú Bảy là một trong số ít người bạn mà trong thời gian ba tôi bệnh nặng nằm một chỗ, cũng không nói được, là người đến thăm và động viên má tôi thường xuyên. Chú Bảy đã viết trong sổ tang viếng ba tôi: “Biết nói gì đây, anh Út ơi!/ “Ngày ấy đã lùi xa” lâu lắm rồi/ Nay chỉ còn là Tình ở lại/ Cuộc đời chỉ có thế mà thôi!”.

“Ngày ấy đã lùi xa” là tên quyển sách cuối cùng của ba tôi. Lúc tìm để tập hợp tác phẩm của ba cho quyển sách, tôi mới biết, phần lớn sáng tác của ba tôi bị thất lạc. Nguyên nhân của sự thất lạc chính là lúc đó, ba tôi cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác, sáng tác trong tâm thế của một chiến sĩ cầm súng ra trận, mà chữ nghĩa như những viên đạn, bắn ra khỏi nòng, trúng đích là hoàn thành nhiệm vụ, là khỏe, là nhẹ, là quên, là tập trung cho những “trận đánh” mới.

Nhưng khác với viên đạn bọc thép, thứ đạn chỉ có sự công phá và hủy diệt, những viên đạn chữ nghĩa vẫn còn ghim lại đâu đó nơi ký ức, nơi tâm khảm không chỉ của cá nhân, mà còn trở thành tài sản văn hóa của vùng đất, của quốc gia, của dân tộc.

Nhiều bài thơ, có bài dài cả trăm dòng, được in lại trên trang giấy của quyển sách “Ngày ấy đã lùi xa” là được “sưu tầm” từ trí nhớ của nhiều độc giả. Cũng như chập cải lương hài “Ba Gật” chẳng những không bị lãng quên mà còn được nhớ, được nhắc và được tưởng thưởng, cũng từ ký ức của khán giả, của diễn viên, của đồng chí, đồng nghiệp của ba tôi - những chú cô anh chị biết trân quý giá trị tinh thần, giá trị của sự tri ân, thứ giá trị bất biến trong dòng đời vạn biến này.

Từ buổi lễ tôn vinh và tri ân tác giả - tác phẩm đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật Phan Ngọc Hiển lần 3, tôi mang về nhà ba má tôi tấm poster chập cải lương hài “Ba Gật”, một tấm poster gây ấn tượng thị giác cả nét vẽ, chữ viết và màu sắc. Tôi đặt tấm poster trước bàn thờ ba rồi lặng lẽ thắp lên một nén nhang…

Bích Ngân
TIN LIÊN QUAN

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

Hình ảnh phố núi Yên Bái thoát nguy cơ ngập lụt lần 2

Trần Bùi |

Yên Bái - Sau cả đêm di chuyển đồ đạc, người dân phố núi thở phào khi không phải chứng kiến "lũ chồng lũ".

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm thương mại trăm tỉ đồng trên đất vàng vẫn đìu hiu

An Khánh |

Sau gần 10 năm tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - chợ trăm tỉ đồng xây trên đất vàng vùng biên xứ Lạng, người dân và tiểu thương đã vỡ mộng vì việc kinh doanh không sầm uất được như chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trước đó.