Hoàng Kim Ngọc đi tìm "dấu vân chữ"

HỮU ĐẠT |

Cách đây mấy năm, một hôm tôi nhận được tin nhắn của Hoàng Kim Ngọc muốn nhờ tôi đọc góp ý và biên tập cho một bài báo có nội dung đi tìm dấu vết những câu thơ sai. Tôi đã đọc và có dịp trao đổi với cô trước khi cho in lên tạp chí. Bài viết thể hiện cô là người luôn trăn trở mỗi khi gặp những hiện tượng biến thể trong thơ - một hiện tượng ta gọi là “tam sao thất bản” hoặc “khẩu truyền biến dị”.

Lần này nhận được cùng một lúc hai cuốn sách của Hoàng Kim Ngọc tặng, tôi rất vui vì thấy cô thuộc lớp lục tuần mà vẫn yêu nghề, say sưa với công việc nghiên cứu và giảng dạy của mình. Bài viết dưới đây, chủ yếu bàn về cuốn “Đi tìm dấu vân chữ” xuất bản năm 2022.

Đây là công trình tập hợp lại các bài viết của tác giả đã được công bố trên báo và tạp chí. Bởi vậy, có bài thiên về hướng nghiên cứu, có bài thiên về hướng phê bình. Nhưng, thiên hướng nghiên cứu chiếm chủ đạo. Điều này thể hiện rất rõ trong cách bố cục bài viết, cách triển khai các ý tưởng, cũng như những cung bậc cảm xúc của tác giả khi tiếp nhận các tác phẩm văn chương.

Mở đầu tập sách là bài bàn về thi pháp ngôn ngữ trong thơ Dương Kiều Minh. Bài viết được bố cục thành ba mục lớn là I, II, III. Bài dài 24 trang, trong đó mỗi mục lại được phân ra thành các mục nhỏ như: 1,2,3... rồi chia nhỏ thành các tiểu mục:  2.1; 2.2... Đây là cách bố cục thường gặp trong các giáo trình hay luận văn khoa học. Nó có lợi thế là mỗi mục hay tiểu mục có thể bàn về một vấn đề. Các vấn đề này được xếp sắp theo một  hệ thống chỉnh thể. Chẳng hạn, các vấn đề được Hoàng Kim Ngọc bàn về thi pháp ngôn ngữ trong thơ Dương Kiều Minh là: Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật, Nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh. Ở mỗi mục nghiên cứu này, Hoàng Kim Ngọc đã cố gắng lý giải cái nét riêng trong thi pháp của tác giả bằng việc so sánh với các thi sĩ khác. Ví dụ, nói về Thế giới mùi vị trong thơ Dương Kiều Minh cô đã so sánh với Đoàn Phú Tứ; nói về Thế giới hoa cỏ cô so sánh Dương Kiều Minh với Hoàng Cầm, Ngô Tự Lập, Võ Thị Xuân Hà.

Tác phẩm “Đi tìm dấu vân chữ” của nhà văn Hoàng Kim Ngọc. Ảnh: NVCC
Tác phẩm “Đi tìm dấu vân chữ” của nhà văn Hoàng Kim Ngọc. Ảnh: NVCC

Chất nghiên cứu còn thể hiện khá rõ trong cách thống kê tần số sử dụng các hình ảnh hay biểu tượng thơ. Ví dụ, cô chỉ ra con số 237 lần hình ảnh về con đường xuất hiện trong Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh, trong đó tần số sử dụng hình ảnh này ở mỗi bài cũng được chỉ ra cụ thể. Tương tự như vậy, cô còn cho độc giả biết trong thơ Dương Kiều Minh có tới 50 loài hoa khác nhau. Điều này dễ gợi cho bạn đọc cảm nghĩ đây là phần trích của một đề tài nghiên cứu hay hướng dẫn luận văn mà cô đã thực hiện.

Trong toàn bộ công trình, có một số bài viết của Hoàng Kim Ngọc còn thiên về giới thiệu sách hoặc viết tản văn về nghề. Đó là các bài như: “Một tiểu từ điển về ngôn ngữ bóng đá”, “Nghĩ về viết ngắn và...”. Cũng có bài cô viết theo dạng trao đổi khoa học “Về một ý kiến xung quanh vần luật thơ thơ lục bát của Nguyễn Du và Nguyễn Duy”. Nói chung, ở dạng bài viết nào Hoàng Kim Ngọc cũng tỏ ra thận trọng, từ tốn trong đánh giá, biểu thị rõ tính cách của một nữ nhà giáo có kinh nghiệm trong nghề. Lời khen chê của cô không quá vồ vập, dễ dãi, cũng không quá khắt khe.

Đó là những nhận định được rút ra từ việc phân tích văn bản dưới góc độ hình thức - tức từ các giá trị của cách biểu đạt ngôn ngữ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Cách phân tích như vậy rất có ích với việc rèn luyện tư duy cho sinh viên. Đó là những bài tiểu luận hay là các chuyên đề nhỏ về một khía cạnh của chuyên môn hoặc về một phương diện của phong cách tác giả. Nhờ vậy, bạn đọc có thể phần nào hình dung rõ hơn đặc điểm phong cách của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Phúc Lộc Thành, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Hồng Thanh Quang, Đỗ Trọng Khơi...

Trong toàn tập tiểu luận phê bình của Hoàng Kim Ngọc có lẽ chỉ có hai bài duy nhất viết theo phong cách của một bài phê bình. Đó là bài “Cảm nhận về tập thơ Lữ hành của Hữu Đạt” và bài “Hình ảnh người vợ trong thơ Trịnh Thanh Sơn". Ở hai bài viết này, Hoàng Kim Ngọc hoàn toàn viết theo cảm xúc nên cách bình luận của cô khá bay bổng, có lúc đắm say, hòa điệu cùng tác giả. Có hai lý do để giải thích hiện tượng này.

Thứ nhất, đây là hai tập thơ đều có nhiều bài viết về mẹ và phụ nữ với những hình tượng khá đẹp. Chính vì thế, nó dễ làm rung động trái tim của người cùng giới. Khi đọc các bài thơ đó, Hoàng Kim Ngọc nhập tâm với tư thế ở cả hai vai: vai người mẹ và vai người phụ nữ. Thứ hai, do gần gũi trong nghề nghiệp, ít nhiều có tiếp xúc ở mức độ thân thiết nên Hoàng Kim Ngọc dễ có những chia sẻ thân tình. Chẳng hạn, khi đóng vai là người phụ nữ đã luống tuổi, Hoàng Kim Ngọc tỏ ra cảm thông và tỏ ra đồng cảm với những phụ nữ được miêu tả trong bài “Gặp bạn cũ” của Hữu Đạt. Sự đồng cảm đã làm cho cô phải thốt lên: “Ôi, không gì có thể cưỡng lại được qui luật “sinh lão bệnh tử” của muôn đời, “Đời người như bóng câu qua cửa”, Hữu Đạt đã chốt lại bài thơ với triết lý: “Kiếp người đi qua chóng vánh / Mùa thu vẫn thế muôn đời / Trăng vàng vẫn thường đỏng đảnh / Đi qua trước bạn và tôi”.

Cũng chính vì Hoàng Kim Ngọc là một cô giáo, lại là học trò của rất nhiều thầy cô nên khi bình những bài thơ chân dung viết về các nhà giáo, cô viết như nhớ về ký ức của tuổi học trò: “Trong bài “Có một niềm tin”, chân dung, thần thái của Thầy được hiện ra rõ ràng như con người bằng xương bằng thịt và tôi nhận ra ngay đó chính là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Trọng Phiến - người thầy yêu kính của tôi: “Vẫn mái tóc bồng bềnh thời trai trẻ / Vẫn nụ cười bát ngát lúc còn xuân / Tuổi tám mươi vẫn phóng xe đến lớp / Có đến hay hay ba buổi mỗi tuần / Đôi tay múa những vòng như nghệ sĩ / Giọng bổng trầm như tiếng sáo diều ngân / Chân uyển chuyển bước đi theo dáng người vóc hạc/ Bóng vờn bay trên giáo án mỗi phần...”. Cô nhận định mảng thơ chân dung và đặc đặc biết chân dung các nhà giáo” là “đặc sản” của thơ Hữu Đạt”.

Trong một số lời bình về thơ Trịnh Thanh Sơn, Hoàng Kim Ngọc cũng triển khai theo cách viết như thế. Cô viết bằng cảm xúc của người phụ nữ được yêu: “Nhà thơ xót xa thương lắm người yêu nhỏ bé có những ngón tay gầy “Mười sáu tuổi lần đầu / Em bắc cầu giải yếm / Cho người qua / Ôi thương đóa Trà mi!”

Ngoài những đóng góp đáng ghi nhận, Hoàng Kim Ngọc vẫn còn một số lời bàn chưa thật tới, đúng bản chất của các hiện tượng ngôn ngữ. Chẳng hạn, tác giả viết : “Thiên vạn vật trong Giấc mơ sông thương hầu hết được miêu tả trong vẻ đẹp cơ thể thiên tính nữ. Trời, đất, sông, núi, đồi, đêm, ngày, mùa, tháng...”. Theo tôi, viết như thế không ổn vì không phù hợp với nhận thức của người phương Đông. Theo lý thuyết về Âm dương ngũ hành thì: Trời, ngày, núi... là thiên tính nam. Như vậy, muốn bàn đến đóng góp của nhà thơ ở đây nên bàn về sự sáng tạo trong kết hợp từ.

Tương tự, cách lý giải cho rằng “Ôi tiếng Việt như bùn, như lụa...” mới là gene chữ của Lưu Quang Vũ cũng không phù hợp. Câu này, nếu hiểu đúng phải là “Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa”. Bởi, “tiếng” hay ngôn ngữ chính là hơi thở của một dân tộc. Còn “đất cày” là nguồn sống, là môi trường sinh tồn của người nông dân. Nhà thơ coi tiếng Việt là sản phẩm quí báu giống như đất là thứ nuôi sống con người, như “lụa” là thứ làm đẹp cho con người. Đó mới là so sánh có ý nghĩa. Tiếng Việt sao lại ví với “bùn” với nghĩa là nhọc nhằn vất vả? Hiểu thơ như thế gò ép quá. Ngay trong nhận thức dân gian, bùn vẫn thường được tri nhận như là cái gì đó hôi hám, tanh tưởi:  “Trong đầm gì đẹp bằng sen... Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; hoặc là cách sống khó chấp nhận: “Cậu ấy sống bùn lắm!”. Vậy, cần phải thận trọng hơn khi bàn về những câu thơ loại này.

HỮU ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà: "Cứ đi rồi sẽ thành đường"

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Gần đây, trên Facebook cá nhân của nhà văn Võ Thị Xuân Hà thường xuyên đăng tải giới thiệu kênh Youtube Cầm Kỳ Official. Trong đó, nữ nhà văn tự đọc những sáng tác của chính mình, thậm chí là những truyện nóng hổi, vừa sáng tác xong. Nhiều khán giả theo dõi kênh, thường xuyên bình luận, thậm chí tò mò về số phận nhân vật, và đặt mua trước bản in sáng tác mới của nhà văn Võ Thị Xuân Hà.

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều chức vụ

Lương Hà |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Hot girl billiards sớm dừng bước tại Hanoi Open Pool Championship

HOÀNG HUÊ - MINH PHONG |

Ngày 8.10, giải billiards Hanoi Open Pool Championship 2024 đã khởi tranh tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình, Hà Nội.

Cứu hộ đưa người dân thoát khỏi vùng cô lập do mưa lũ

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực sơ tán các hộ dân có nhà cửa bị ngập sâu và cô lập trong mưa lũ.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.