Từ danh sách VĐV, HLV “đầu tư trọng điểm” của thể thao Việt Nam:

Khi giấc mơ cũng phải chọn lọc

HOÀI VIỆT |

Danh sách 55 VĐV, 14 HLV của 19 môn thể thao được hưởng chế độ đặc thù trong năm 2017 đã được thông qua. Nỗ lực của Nhà nước và các cơ quan liên quan cùng Tổng cục TDTT trong đầu tư, chăm lo tốt hơn nữa cho các tài năng sáng giá nhất mà dân thể thao thường gọi với khái niệm “đầu tư trọng điểm” là rất đáng hoan nghênh. Thế nhưng…
Ăn uống, chế độ dinh dưỡng, tiền công phụ cấp, chăm sóc y tế, thực phẩm chức năng, trang thiết bị tập luyện..., tưởng như là thiết yếu và cơ bản nhất với thể thao chuyên nghiệp, thi đấu đỉnh cao thì với thể thao Việt Nam, chỉ có những HLV, VĐV lọt vào danh sách “đầu tư trọng điểm” mới được hưởng chế độ đặc cách, với “chăm sóc đặc biệt”. Đó là thực trạng buồn mà có lẽ phải lâu nữa, ngành thể thao mới thay đổi được, thế nhưng nhiều năm nay đó là điều mơ ước của giới thể thao mà chỉ số ít VĐV, HLV được hưởng.

Khi sự ưu đãi chỉ dành cho số ít

Bắt đầu từ năm 2014, chế độ đầu tư đặc thù là 800 nghìn đồng/ngày của VĐV (gồm 400 nghìn/ngày tiền dinh dưỡng và 400 nghìn/ngày về tiền công) và 900 nghìn đồng/ngày đối với HLV (gồm 400 nghìn/ngày về dinh dưỡng và 500 nghìn/ngày về tiền công) dành cho HLV, VĐV xuất sắc của thể thao Việt Nam đã được đưa vào triển khai. Đó là một bước tiến, thậm chí có thể xem là “cách mạng” với giới thể thao, vốn luôn gặp vấn đề trong đầu tư, chăm sóc.

ĐV bơi lội Phương Trâm có tên trong danh sách đầu tư trọng điểm. Ảnh: H.A.

“Phải thấy rằng, đó là nỗ lực đáng kể của Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan đối với thể thao. Các nhà quản lý thể thao đã hướng trọng tâm hơn vào chính sách cho HLV, VĐV để dồn sức cho các chương trình, giải đấu quan trọng có thể mang về thành tích…”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT, chia sẻ về chương trình “đầu tư trọng điểm” của thể thao Việt Nam.

Từ năm 2014 đến 2016, ngành TDTT đều chọn danh sách HLV, VĐV xuất sắc nhất để hưởng chế độ đặc thù. Chúng ta từng có những kết quả đáng kể tại ASIAD 2014, SEA Games 2015. Tại Olympic 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã làm nên lịch sử với chiến công giành 1 HCV, 1 HCB và thành công đó được lý giải một phần nguyên nhân, tuyển thủ này được nằm trong danh sách đầu tư trọng điểm do đội tuyển bắn súng đề xuất.

Năm 2017, danh sách có 55 VĐV và 14 HLV của 19 môn thể thao được hưởng sự ưu đãi. Bản danh sách này được quyết định từ sự tham vấn của các bộ môn của Tổng cục TDTT, Liên đoàn và Hiệp hội thể thao. Con số quá ít đó, do phải chọn lọc, chân nhắc dựa trên nhiều yếu tố đặc thù nên luôn để lại những vấn đề, bất chấp cố gắng của ngành thể thao.

Ví dụ như bất cập liên quan đến nhiều gương mặt tiềm năng và tài năng, xứng đáng được đầu tư để đào tạo, trưởng thành và phát triển nhưng do phải “so bó đũa chọn cột cờ” nên đứng ngoài danh sách. Chẳng hạn môn bóng bàn, không VĐV và HLV nào nằm trong danh sách đầu tư trọng điểm, dù có nhân tố xuất sắc (như Nguyễn Anh Tú) đã giành được HCV đơn nam, HCV đồng đội nam, HCV đồng đội nữ tại giải vô địch Đông Nam Á cuối năm 2016.

Trong danh sách năm 2017, tuyển thủ Nguyễn Thị Huyền và Lê Trọng Hinh (điền kinh) vắng mặt đáng tiếc. Huyền bị đánh giá về phong độ còn Hinh vì tai nạn đang phải chữa trị chấn thương dây chằng đầu gối. Mới nhất, lãnh đạo Tổng cục TDTT cho biết sẽ xem xét về trường hợp của Nguyễn Thị Huyền để cân nhắc bổ sung vào danh sách.

Thể thao Việt Nam hướng trước mắt là SEA Games 29 nên các tuyển thủ nằm trong diện đầu tư trọng điểm để hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ tại sân chơi khu vực này. Điều đó không sai, nếu căn cứ vào thời điểm và việc thể thao cần thành tích. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các tài năng trẻ sẽ phải chấp nhận “hy sinh”, dù ai cũng nhìn thấy việc đầu tư cho các HLV, VĐV trẻ xuất sắc là đầu tư cho tương lai và phục vụ sự phát triển lâu dài, có chiến lược. Đó là lý do các gương mặt trẻ trong danh sách năm 2017 khá hạn chế, với Đỗ Thị Anh (kiếm), Lê Tú Chinh, Hoàng Thị Thanh (điền kinh), Phương Trâm, Huy Hoàng (bơi), Thùy Linh (cầu lông), Hoàng Thái (xe đạp)...

Nếu chỉ là tiền bạc, chế độ thì chưa đủ

Chế độ của một VĐV thuộc ĐTQG khi được tập trung là 200 nghìn đồng/ngày tiền ăn và 150 nghìn đồng/ngày tiền công (có trừ ngày nghỉ). Do đấy, nỗ lực để có các mức 800 nghìn đồng/ngày cho VĐV và 900 nghìn đồng/ngày cho HLV là rất giá trị, đáng trân trọng trong điều kiện ngành thể thao còn nhiều khó khăn trở ngại.

“Tôi có thể lấy ví dụ, tất cả thực hiện dinh dưỡng cho HLV, VĐV hiện tại đều phụ thuộc vào nhà bếp của các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia hay nơi đội tuyển được tập do chúng ta chưa có chuyên gia dinh dưỡng giám sát.

Còn nhớ trước đây tại Trung tâm Huấn luyện thể thao TPHCM đã có trường hợp nhiều cua-rơ xe đạp bị chứng đau dạ dầy. Bởi vì với môn thể thao đặc thù như xe đạp thì không thể đưa bữa ăn vào giữa trưa do ngay đầu giờ chiều VĐV đã lên xe tập luyện. Do sự chuyển hóa thức ăn chưa diễn ra nên phản khoa học, VĐV bị đau dạ dày. Nếu khoa học, VĐV sẽ phải được ăn thức ăn được làm lỏng để hấp thu tốt hơn và có thực phẩm mang theo khi tập. Điều này các bếp ăn khó thực hiện được vì họ phải làm tập thể chứ không tách riêng phục vụ từng môn được”. Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh tin rằng ngành thể thao luôn cần thực hiện khoa học và có kiểm soát từ chuyên gia dinh dưỡng, chứ không chỉ tăng tiền ăn và tiền phụ cấp luyện tập, thi đấu.

“Tôi đã không biết về danh sách hưởng chế độ đặc thù này, có thể do cuối năm 2016 bộ môn bóng bàn công tác ở xa nên không nắm được thông tin để đề cử HLV, VĐV. Chúng tôi sẽ làm việc lại với lãnh đạo Tổng cục TDTT và hy vọng có sự bổ sung, vì sự xứng đáng”, Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT, ông Phan Anh Tuấn chia sẻ.

Lãnh đạo ngành cho biết, ý thức về điều đó nhưng để thay đổi cần thời gian và nhiều yếu tố. Đó là lý do khi chia sẻ về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - ông Vương Bích Thắng trần tình rất thật: “Hiện tại, để thực hiện làm bữa ăn riêng cho từng môn thể thao, từng VĐV phải sử dụng nhiều chi phí, trong khi ngân sách chỉ trong chừng mực có thể. Trong khi đó, tiền ăn cho HLV, VĐV chỉ ở mức đúng theo quy định. Chúng ta đang dần hoàn thiện hơn bữa ăn ở nhà bếp cho VĐV và ngành thể thao đang cải thiện dần dần”.

400 nghìn đồng/ngày về dinh dưỡng cho VĐV trọng điểm là cao và thậm chí là ước mơ với dân thể thao ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, số tiền đầu tư đó làm thế nào để dành cho các bữa ăn của VĐV sao cho khoa học lại không đơn giản, khi trông vào kinh nghiệm của đầu bếp hoặc dựa theo sự khoái khẩu, nhu cầu của VĐV. Đó là chưa kể, việc ý thức về sự quan trọng của chế độ ăn uống cũng như sử dụng sữa, thực phẩm chức năng của VĐV Việt Nam là một vấn đề, bên cạnh thói quen tiết kiệm và tích lũy tiền bạc.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh phố núi Yên Bái thoát nguy cơ ngập lụt lần 2

Trần Bùi |

Yên Bái - Sau cả đêm di chuyển đồ đạc, người dân phố núi thở phào khi không phải chứng kiến "lũ chồng lũ".

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm thương mại trăm tỉ đồng trên đất vàng vẫn đìu hiu

An Khánh |

Sau gần 10 năm tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - chợ trăm tỉ đồng xây trên đất vàng vùng biên xứ Lạng, người dân và tiểu thương đã vỡ mộng vì việc kinh doanh không sầm uất được như chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trước đó.

32 bàn thắng ở 7 trận đầu lượt trận thứ hai Champions League

tam nguyên |

32 bàn thắng được ghi trong loạt 7 trận đấu mở màn lượt trận thứ hai UEFA Champions League 2024-2025.