Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Kịch tính

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” (do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức) vừa diễn ra ngày 5.11.2016.

 Khi tiến hành biên tập kỷ yếu, Ban Biên tập nhận được một bài viết, do một thành viên đọc được trên mạng (của một tác giả người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, nhan đề “Tiếng Việt kinh hoàng ở trong nước”) với mục đích để mọi người cùng tham khảo. Bài viết phải nói là công phu, nhiều tư liệu do tác giả thu thập từ báo chí Việt Nam hiện hành. Có nhiều ý kiến trao đổi rất đáng để chúng ta suy nghĩ (nếu là tham luận gửi cho Hội thảo thì Ban Biên tập có thể cân nhắc sử dụng một phần). Tuy nhiên, đọc hết bài viết, có thể nói rất nhiều chỗ tác giả “bắt lỗi” chưa chính xác.

Chẳng hạn, khi phê phán việc sử dụng từ “kịch tính”, tác giả viết: “Bây giờ trong nước bất cứ cái gì, chẳng hạn như buổi trình diễn văn nghệ, trận đá bóng, đua xe đạp, trận đấu võ, thậm chí như vụ đánh bom ở thủ đô Paris, cuộc tranh luận của các ứng viên Phó Tổng thống Hoa Kỳ… hấp dẫn, sôi nổi đều được gán cho danh từ “kịch tính”. Thí dụ: “Cuộc tranh luận giữa “phó tướng” của bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã diễn ra khá kịch tính” (VOV Đài Tiếng nói Việt Nam, 5.10.2016). Thật là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa bừa bãi và xúc phạm. Kịch tính có nghĩa là mọi lời đối thoại, cách đi cách đứng, cách nói, cách cười đểu quá lố giống như vở kịch đang được trình diễn trên sân khấu. Khi người ta nói, “bà ấy đóng kịch.” tức lời ăn tiếng nói, bộ điệu của bà này không chân thật mà như “đóng tuồng”. Không biết tác giả bài viết có trực tiếp coi buổi tranh luận đó không? Có đủ trình độ tiếng Anh để hiểu được nội dung của những lời đối thoại không? Và trong cử chỉ, động tác của hai ông Mike Pence và Tim Kaine có gì là “đóng kịch” không mà dám nói là “khá kịch tính”?

“Kịch tính”, được dùng trong hai trường hợp. Nếu là danh từ, kịch tính chính là tính kịch (giống như nam tính, nữ tính là chỉ “giới tính nam”, “giới tính nữ”). Nhưng nó cũng được dùng như một tính từ, có nghĩa là “có tính kịch” (cũng như nam tính, nữ tính nếu dùng là tính từ sẽ có nghĩa là “có những đặc điểm, tính chất của giới tính nam”, “có những đặc điểm, tính chất của giới tính nữ). Kịch tính là một từ phái sinh bắt nguồn từ từ kịch, được dùng chỉ một “loại hình nghệ thuật dùng sân khấu trình bày hành động và đối thoại của nhân vật, để phản ánh những vấn đề, những xung đột trong đời sống xã hội”. Thường mọi vở kịch đều phải được xây dựng từ những xung đột nào đó, bộc lộ qua các tuyến nhân vật (chính diện, phản diện). Xung đột là “cái nút” tạo nên cốt truyện và diễn biến vở kịch từ đầu cho đến kết thúc (theo ý đồ của tác giả kịch bản, được coi là cách thắt nút và tháo nút cho vở kịch). Nếu vở kịch xây dựng không có kịch tính sẽ không thành kịch. Nó chỉ là những đoạn đối thoại bình thường và không chuyển tải một nội dung nghệ thuật theo ý đồ của tác giả. Kịch tính càng cao thì vở kịch càng hấp dẫn và tính tư tưởng càng sâu. Người xem kịch thường bị hút hồn bởi những tình tiết éo le, bất thường để rồi thở phào khi các tình huống được tháo gỡ. Chưa “gỡ nút” thì vở kịch chưa kết thúc.

Chính từ đặc điểm quan trọng này mà từ “kịch tính” được đi vào đời thường với nghĩa mới, chỉ những sự kiện nào đó diễn ra với những mâu thuẫn, những khác biệt tạo nên xung đột (về quan điểm, hành động, sự tương tác qua lại…). Ta hoàn toàn có thể dùng tính từ “kịch tính” để mô tả một cuộc tranh luận căng thẳng, một cuộc tranh tài thể thao quyết liệt hay một mối tình éo le, ngang trái… có những cái kết bất ngờ, không như dự đoán. Ví dụ: Trận chung kết cờ vua giữa A. Karpov và G. Kasparov 1985 diễn ra vô cùng kịch tính. Karpov tưởng như đã nắm chắc chức vô địch nhưng rồi anh đã để Kasparov lật ngược tình thế trong những ván cuối cùng; Đội M.U đã lội ngược dòng trong một trận cầu căng thẳng đầy kịch tính; Kịch tính cuộc đời chị làm cho mọi người đều khâm phục… Khi ai đó được coi là “đóng kịch”, “nói năng như kịch”, “kịch sĩ”… thì những người này có cử chỉ, điệu bộ, lời nói không thật, không tự nhiên, cố tình “diễn” để lòe người khác (như kịch). Những trường hợp như thế ta không thể nói là “có kịch tính”.

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cận cảnh TTTM đầu tư trăm tỉ rồi "vỡ mộng" ở Lạng Sơn

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù từng được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song TTTM - chợ Đồng Đăng đìu hiu, vắng ngắt. Tòa nhà 3 tầng bề thế nay đã đóng cửa.

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh, có đáng lo?

Khương Duy |

Sáng nay, nhiều thương hiệu kinh doanh điều chỉnh giảm giá vàng nhẫn tròn trơn. Đà giảm này vẫn đang tiếp tục diễn ra.