Nghệ thuật thế giới bị chia rẽ xung quanh một bức tranh

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp) |

Nghệ thuật đang trục lợi từ vấn đề phân biệt chủng tộc, hay người xem đang ngày càng trở nên quá nhạy cảm?

Trong tháng 3 này, nghệ thuật đương đại thế giới đang bị “chia rẽ” bởi một bức tranh được trưng bày tại Liên hoan nghệ thuật đương đại Whitney Biennial lần thứ 78 do Bảo tàng nổi tiếng Whitney, New York (Mỹ) tổ chức. Tác phẩm có tên gọi “Open Casket” (Quan tài mở) của nghệ sĩ Dana Schutz lấy cảm hứng từ bức ảnh miêu tả khuôn mặt bị tra tấn đến biến dạng của Emmett Till khi được đưa vào quan tài vào năm 1955 - 10 ngày sau khi cậu bé người Mỹ gốc Phi 14 tuổi bị 2 người đàn ông da trắng đánh đập đến chết, vì cho rằng cậu đã trêu chọc một người phụ nữ da trắng.

Tác phẩm “Presentation” của Schutz với hình ảnh 2 người đang bị tra tấn và xẻo thịt trước một đám đông.

Ảnh: Nguồn Internet. 

Nghệ thuật trục lợi những gì?

Hiện đang sống và làm việc tại New York, Dana Schutz và tác phẩm của mình đã phải đối mặt với những luồng ý kiến phản đối mạnh mẽ. Ngay trong ngày khai mạc triển lãm, nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi - Parker Bright mặc một chiếc áo ghi dòng chữ “Trình diễn cái chết của người da đen”, và đứng chắn phía trước, ngăn cản người xem tiếp cận với bức “Open Casket” trong vòng nhiều giờ. “Tác phẩm của Dana Schutz… không đại diện cho công lý, không đem đến ánh sáng mới cho một vấn đề có sức ảnh hưởng lớn (người Mỹ da đen bị thế lực da trắng tối thượng giết chết)”, Parker Bright viết trong một lá thư sau đó.

Làn sóng phản đối Schutz và “Open Casket” nhanh chóng lan rộng. Chỉ vài ngày sau, nghệ sĩ Pastiche Lumumba giăng một tấm biểu ngữ bên ngoài Bảo tàng Whitney, trên đó viết “Người phụ nữ da trắng dối trá khiến Emmett Till vẫn còn sống vào năm 2017. Đã cảm thấy già chưa?” (đầu năm nay, Carolyn Bryant, nạn nhân người da trắng trong vụ việc của Emmett đã thú nhận rằng, bà ta đã bịa ra câu chuyện và nói dối trước tòa trong vụ án năm đó).

Nghệ sĩ Parker Bright bày tỏ sự phản đối trước bức tranh “Open Casket”.

Hannah Black, một nhà văn - nghệ sĩ người Anh hiện đang sống tại Berlin, cùng một số đồng nghiệp khác đã ký tên và xuất bản một lá thư ngỏ, trong đó cho rằng, hình ảnh của Emmett Till “là một chủ đề da đen” mà các nghệ sĩ da trắng không được đụng đến. Hannah Black đi xa hơn khi cáo buộc Schutz lợi dụng những gì người da đen đã phải chịu đựng nhằm “kiếm lợi nhuận”, đồng thời yêu cầu Bảo tàng Whitney phải dỡ bỏ, thậm chí là phá hủy bức tranh gây tranh cãi.

“Người da đen” - lĩnh vực nhạy cảm của nghệ thuật?

Bình luận về những gì liên quan đến bức “Open Casket”, cây viết phê bình nghệ thuật Roberta Smith của tờ New York đặt ra 3 câu hỏi: Liệu kiểm duyệt và phá hủy nghệ thuật có nên được cổ súy? Liệu người xem có quyền lên tiếng phản đối khi cảm thấy bị xúc phạm bởi một tác phẩm nghệ thuật? Và liệu bảo tàng có nên đưa ra những cảnh báo trước (như lời giới thiệu, giới hạn khu vực trưng bày…) đối với một tác phẩm nghệ thuật có thể gây tranh cãi?

Bên trong Bảo tàng Quốc gia Lịch sử và Văn hóa của người Mỹ gốc Phi hiện luôn trong tình trạng chạy vé tại Washington, cỗ quan tài của Emmett Till được đặt trong một không gian đặc biệt và đậm tính “linh thiêng” - khiến người xem có thể cảm nhận được sâu sắc “tất cả sự bạo lực mà cộng đồng (người da đen tại nước Mỹ) đã phải trải qua trong lịch sử”, Lonnie G. Bunch III - Giám đốc sáng lập bảo tàng cho biết.

Cũng theo Roberta Smith, bức tranh của Schutz không phải là tác phẩm nghệ thuật duy nhất lấy cảm hứng từ sự kiện năm 1955. Năm 1962, nam ca sĩ Bob Dylan từng sáng tác và biểu diễn một ca khúc có tựa đề “Cái chết của Emmett Till”.

Tác phẩm gây tranh cãi “Open Casket” của Dana Schutz tại Bảo tàng Whitney.

Những lời kêu gọi dỡ bỏ bức tranh “Open Casket” gợi nhớ đến một chiến dịch năm 1997 của các nghệ sĩ da đen, chống lại những hình mẫu được cho là tiêu cực về người da màu trong những tác phẩm thời kỳ đầu của nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi - Kara Walker. Nó cũng khiến người ta nhắc đến chiến dịch phản đối của một số tín đồ Cơ đốc giáo với sự tham gia của cựu Thị trưởng New York - Rudolph W. Giuliani, trước một bức tranh của nghệ sĩ người Anh - Chris Ofili; trong đó, tác giả miêu tả hình ảnh Đức mẹ Mary có làn da đen, và sử dụng các chất liệu là một số hình ảnh cắt từ tạp chí khiêu dâm, hạt trang trí…

Trong lịch sử, không ít lần chủ đề người da đen bị hành hạ tra tấn xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật, nhưng hình ảnh thân thể nạn nhân da đen thường được coi là một lĩnh vực nhạy cảm, và “hạn chế sử dụng”, đặc biệt đối với những nghệ sĩ da trắng. Năm 2015, nhà thơ Kenneth Goldsmith đã phải hứng chịu vô số “gạch đá” từ cư dân mạng, khi sáng tác một bài thơ dựa trên bản khám nghiệm tử thi của Michael Brown - một thanh niên da đen 18 tuổi bị cảnh sát da trắng bắn chết.

Nghệ sĩ có nên “kiểm duyệt” nghệ sĩ?

Tất nhiên, không phải tất cả đều “quay lưng” lại với Dana Schutz. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi - Clifford Owens đăng trên Facebook: “Tôi không biết gì về Hannah Black hay những nghệ sĩ cùng ký vào bức thư của cô ấy, nhưng tôi không đồng tình với việc nghệ sĩ kiểm duyệt nghệ sĩ”. Kara Walker tỏ ra đồng tình: “Lịch sử hội họa đầy rẫy những hình ảnh bạo lực và những câu chuyện không thuộc về cuộc sống của người nghệ sĩ”, Walker cho biết.

Bản thân Dana Schutz, trong một bức thư đăng trên tờ The Guardian, nữ nghệ sĩ đến từ Michigan viết: “Tôi không biết làm một người da đen tại nước Mỹ như thế nào, nhưng tôi biết cảm giác của một người mẹ”. Theo Dana Schutz, khi sáng tác “Open Casket”, bà không đủ can đảm để nhìn bức ảnh của Emmett, mà hầu hết chỉ dựa vào những lời tâm sự của mẹ cậu bé, Mamie Till.

Sinh năm 1976, Dana Schutz nổi tiếng với những tác phẩm miêu tả nỗi đau đớn thể xác con người phải chịu đựng. Đôi khi, chủ đề của Schutz liên quan đến người da đen - như trong một bức tranh về ông vua nhạc Pop - Michael Jackson nằm trên bàn khám nghiệm tử thi - nhưng hầu hết đều là về người da trắng, như Tổng thống George Washington trong hình ảnh một con quái vật có răng gỗ, hay gương mặt của cựu Tổng thống Ukraine - Viktor A. Yushchenko bị biến dạng bởi thuốc độc…

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Thi hành kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Tìm thấy nạn nhân mất tích cuối cùng vụ sạt lở trên QL2

Việt Bắc |

Hà Giang - Thi thể anh N.V.T (xã Việt Vinh, Bắc Quang), nạn nhân mất tích cuối cùng được tìm thấy dưới lớp đất sạt lở hơn 3 mét.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự khởi công cầu Ba Lai 8

Thành Nhân |

Bến Tre - Ngày 2.10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công dự án cầu Ba Lai 8 nằm trên tuyến đường bộ ven biển ở Miền Tây.

Quảng Nam hoàn thành kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên

Hoàng Bin |

Thực hiện Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Quảng Nam đã kỷ luật các tổ chức đảng, nhiều cán bộ bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng.

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Tướng Iran dọa bồi thêm đòn tấn công nặng nề hơn với Israel

Thanh Hà |

Tướng Iran cảnh báo sẽ tấn công toàn bộ cơ sở hạ tầng của Israel nếu nước này có bất kỳ hành động đáp trả nào nhằm vào lãnh thổ Iran.