Nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc Ahmed Kathrada: Đừng nuôi dưỡng hận thù

GIA MINH (Theo NPR) |

Ahmed Kathrada, nhà chính trị, một trong những chiến sĩ đấu tranh kiên cường nhất chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trước đây vừa ra đi ở tuổi 87.

Ông là người giúp cố Tổng thống Nam Phi - Nelson Mandela - hình thành chính phủ mới sau khi chế độ apartheid tan rã. Hôm 28.3, ông Ahmed Kathrada đã qua đời tại bệnh viện Johannesburg sau một thời gian ngắn bị suy yếu sức khỏe do phẫu thuật não.

Tự học trong tù, đạt 4 bằng đại học

Với tư cách là một nhà hoạt động của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Ahmed Kathrada được biết đến với biệt danh Kathy. Sau này, Kathy bị bắt và bị giam cầm nhiều năm trời cùng với Tổng thống Nelson Mandela. Ông là bị cáo trong hai phiên tòa lịch sử của Nam Phi: Một, phiên tòa Treason kéo dài 5 năm, bắt đầu từ năm 1956 và kết thúc khi ANC phản ứng trước nạn phân biệt chủng tộc; Hai, phiên tòa Rivonia năm 1964, trong đó các nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc bị buộc tội âm mưu gây bạo loạn.

Ảnh: Nguồn Internet. 

Trong phiên tòa đầu, có tất cả 156 bị cáo bao gồm cả ông Kathrada và Nelson Mandela đều bị tuyên tội phản bội. Năm 1960, trong khi phiên tòa vẫn tiếp diễn, thì chính phủ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã cấm ANC hoạt động. Một năm sau, ANC thành lập lực lượng vũ trang có tên gọi uMkhonto weSizwe để lãnh đạo một chiến dịch phá hoại và đánh bom chống lại chính phủ này.

Khi ANC bị cấm, ông Kathrada cùng các nhà lãnh đạo khác phải đi vào hoạt động bí mật. Trong quá trình ẩn náu, ông đã giúp tổ chức một cuộc phỏng vấn truyền hình với Nelson Mandela vào năm 1961 để giải thích sự thay đổi của ANC chuyển từ đấu tranh thụ động sang đấu tranh vũ trang.

Vào ngày 11.7.1963, cảnh sát phân biệt chủng tộc bố ráp, đột nhập vào Liliesleaf Farm (Rivonia, phía bắc Johannesburg) - nơi các nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc đang trú ẩn. Cảnh sát đã bắt Kathrada cùng nhiều người khác và phát hiện ra kế hoạch vũ trang của ANC. Các vụ bắt bớ này dẫn tới phiên tòa Rivonia. Tất cả các bị cáo đều không kháng cáo vì điều đó có thể dẫn tới việc bị treo cổ. Ông Kathrada là một trong những người bị buộc tội phản bội.

"Ông ta (thẩm phán) đã thông qua bản án, rồi đi. Tôi không thể nghe thấy bất cứ điều gì. Nhiều người trong chúng tôi cũng không thể nghe thấy ông ta nói. Chỉ (nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc) Denis Goldberg nghe được. Chúng tôi đã hỏi lại anh ấy và anh ấy nói “Sống rồi”.

Tất cả chúng tôi thở phào nhẹ nhõm", Kathrada nhớ lại.

Ahmed Kathrada bị đày ra "địa ngục trần gian" trên đảo Robben, ngoài khơi bờ biển Cape Town, ở tuổi 34. Ông bị cầm tù ở đó 26 năm liền, cho đến năm 60 tuổi mới được trả tự do.

Năm 1982, cùng với Nelson Mandela và các nhà lãnh đạo khác, ông cũng bị chuyển tới nhà tù khét tiếng khác - Pollsmoor ở Cape Town. Song nhà lãnh đạo của ANC "đã khẳng định rằng bạn sẽ không lãng phí thời gian ở trong tù", ông Kathrada cho NPR hay hồi đầu năm nay. Ở đó, ông tự học tập và có được 4 tấm bằng đại học thông qua lớp hàm thụ: Ngành Lịch sử, Tội phạm học, Chính trị học Châu Phi và Khoa học Thư viện; mà chỉ hai trong số toàn bộ các nhà lãnh đạo ở đó được cấp bằng.

Đừng hận thù, đừng tìm cách trả thù

Kathrada muốn chắc chắn rằng những người bị cầm tù sau đó sẽ có thể tha thứ, bỏ qua mọi chuyện khi được phóng thích. "Sự tức giận, mong muốn trả thù là những cảm xúc tiêu cực", ông nói với NPR hồi tháng Giêng. "Nếu có một trong những cảm xúc đó, bạn sẽ phải chịu đựng nhiều hơn. Và đây chính là chính sách khoan hồng tiến bộ của chúng tôi, mà theo đó, ANC bắt đầu chuyển đổi từ chế độ phân biệt chủng tộc sang dân chủ - thứ tha. Đừng bao giờ căm hận và trả thù.

Chúng tôi sống ở Nam Phi, không giống như các quốc gia thực dân khác - nơi mà những kẻ áp bức trở về đất nước họ sau khi nước thuộc địa độc lập tự do. Những người áp bức chúng tôi cũng là người Nam Phi, sinh ra và lớn lên ở Nam Phi. Không chỉ vài nghìn người mà là vài triệu người. Vì vậy, chúng tôi phải làm cho mọi người hiểu rằng những người này sẽ không phải đi tị nạn để rồi bị chết mất xác trên biển".

Trong cuộc đời sau này, Kathrada thường hỏi các nhóm học sinh rằng họ hãy đoán xem ông nghĩ gì khi đang ở trong tù. Thực phẩm và gia đình, đó là hai điều mà mọi người luôn nói đến đầu tiên. Nhưng sai. "Điều chính xác mà tôi nhớ nhất - đó là trẻ em. Đôi khi tôi thèm nghe tiếng trẻ con khóc", Kathrada nói. Ông đã không nhìn thấy một đứa trẻ nào trong suốt 20 năm. Ông cũng không có con cái.

Ông từ chối được trả tự do có điều kiện nọ kia, nên cuối cùng năm 1989 Kathrada mới ra khỏi tù. Và ông gia nhập lại ANC khi tổ chức này không còn bị cấm. Sau cuộc bầu cử thực sự dân chủ vào năm 1994, theo đó Nelson Mandela được bầu làm tổng thống, ông Kathrada - một người gốc Ấn - phục vụ chính phủ mới với tư cách là cố vấn quốc hội.

Năm 1999, khi Kathrada và Nelson Mandela chuyển giao quyền lực, ông trở thành chủ tịch của bảo tàng đảo Robben. Ông đã biến nơi này thành nơi đáng sống nhất ở Cape Town - nơi "không có tội phạm và ô nhiễm".

GIA MINH (Theo NPR)
TIN LIÊN QUAN

Thi hành kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Vào nơi cho sinh sản loài cá đặc hữu của Phú Quốc

NGUYÊN LINH - ĐẠT PHAN |

Kiên Giang - Trại cá chình suối (loài cá đặc hữu của Phú Quốc) ở xã Cửa Dương là nơi duy nhất cho sinh sản cá giống bán đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tìm thấy nạn nhân mất tích cuối cùng vụ sạt lở trên QL2

Việt Bắc |

Hà Giang - Thi thể anh N.V.T (xã Việt Vinh, Bắc Quang), nạn nhân mất tích cuối cùng được tìm thấy dưới lớp đất sạt lở hơn 3 mét.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự khởi công cầu Ba Lai 8

Thành Nhân |

Bến Tre - Ngày 2.10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công dự án cầu Ba Lai 8 nằm trên tuyến đường bộ ven biển ở Miền Tây.

Quảng Nam hoàn thành kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên

Hoàng Bin |

Thực hiện Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Quảng Nam đã kỷ luật các tổ chức đảng, nhiều cán bộ bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng.

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.