Những tác dụng thần kỳ của âm nhạc đối với sức khỏe con người

Hoàng Nguyễn |

Không thể phủ nhận rằng âm nhạc luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Các nhà khoa học thậm chí còn phát hiện ra rằng âm nhạc có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Dưới đây là sáu công dụng thần kỳ khác mà âm nhạc có thể mang đến cho sức khoẻ của bạn cũng như tất cả mọi người.

 

GIẢM NHỮNG CƠN ĐAU LƯNG MÃN TÍNH

Tác động: Âm nhạc hoạt động dựa trên hệ thần kinh tự chủ - một phần của hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát huyết áp, nhịp tim và chức năng não bộ - cũng như hệ thống limbic - một phần của não bộ điều khiển cảm giác và cảm xúc. Theo một nghiên cứu, cả hai hệ thống này đều có phản ứng nhạy khi tiếp xúc với âm nhạc.

Khi nghe nhạc chơi với tiết tấu chậm, huyết áp và nhịp tim của chúng ta sẽ giảm dần, chúng ta sẽ hít thở chậm hơn. Điều này sẽ khiến các cơ ở cổ, vai, dạ dày và lưng được thả lỏng và thư giãn. Các chuyên gia cho rằng ngoài việc làm giảm những mệt mỏi về thể chất, âm nhạc cũng sẽ làm giảm những căng thẳng trong suy nghĩ và tâm lý.

Nói cách khác, khi chúng ta cảm thấy đau, chúng ta trở nên sợ hãi, lo lắng và giận dữ, khiến hàng trăm bó cơ ở lưng trở nên căng cứng. Nghe nhạc thường xuyên sẽ giúp cơ thể chúng ta thư giãn về thể chất và tinh thần, do đó giúp giảm đau và ngăn ngừa đau lưng.

Nghiên cứu: Một nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Áo tại Salzburg được xuất bản trên tạp chí The Vienna Medical Weekly đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể là chìa khóa giải quyết căn bệnh đau lưng. 65 bệnh nhân có độ tuổi từ 21 đến 68 bị đau lưng mãn tính sau phẫu thuật được chia thành hai nhóm để tiến hành nghiên cứu trong vòng ba tuần.

Nhóm thứ nhất được chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn về y khoa và vật lý trị liệu. Nhóm thứ hai cũng nhận được sự chăm sóc tương tự, nhưng kèm theo đó là được cho nghe nhạc và tham gia các lớp học trực quan 25 phút mỗi ngày. Kết quả cho thấy nhóm nghe nhạc và tham gia các lớp học trực quan có xu hướng cắt cơn đau dễ dàng hơn so với nhóm không nghe nhạc.

Nhà tâm lý học lâm sàng Franz Wendtner, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nói: “Âm nhạc là một phần quan trọng trong sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người - kể từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ trong bụng mẹ, chúng ta đã biết lắng nghe nhịp tim và nhịp thở của mẹ mình. Nghe nhạc khoảng 25 phút mỗi ngày trong ít nhất 10 ngày có thể giúp ngăn ngừa đau lưng và giúp bạn ngủ ngon hơn”.

Loại nhạc lựa chọn: Các chuyên gia tin rằng dòng nhạc cổ điển như nhạc của Mozart hay Beethoven đều có thể giúp giảm cơn đau. Những thể loại nhạc du dương và êm ái khác cũng mang lại những kết quả khả quan.

CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO

Tác động: Các nhà khoa học cho rằng việc nghe nhạc trong khi tập luyện thể dục thể thao có thể giúp bạn đạt được những kết quả tốt hơn. Họ đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể làm tăng sức chịu đựng, cải thiện tâm trạng và làm bạn quên đi những khó khăn phát sinh trong quá trình tập luyện.

Nghiên cứu: Tiến sĩ Robert Herdegen đến từ trường Hampden-Sydney, Virginia, Hoa Kỳ đã xem xét tác động của âm nhạc trong quá trình tập luyện thể thao bằng cách cho 12 VĐV nam vừa đạp xe vừa nghe nhạc trong 10 phút. Ngày hôm sau, ông cũng cho 12 VĐV nam này đạp xe trong 10 phút nhưng không nghe nhạc. Sau đó ông so sánh kết quả của hai ngày tập luyện với nhau.

Vào những ngày mà các VĐV nghe nhạc khi tập luyện, họ đã đi thêm được một quãng đường xa hơn 11% so với những ngày họ không nghe nhạc. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những nỗ lực trong khi chơi thể thao của bạn sẽ dễ dàng được phát huy hơn khi có âm nhạc đi cùng.

Sở dĩ có điều này là do việc nghe nhạc giúp giải phóng endorphin - đây là một loại hormone tự nhiên mang lại “cảm giác thoải mái” giúp chúng ta nâng cao tâm trạng, đồng thời mang đến động lực để việc tập luyện thể dục thể thao được bền bỉ hơn.

Loại nhạc lựa chọn: Loại nhạc tốt nhất cho tập thể dục thể thao là loại nhạc giàu năng lượng và có tốc độ cao như

hip-hop hoặc nhạc dance.

GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

Tác động: Đối với những người bị mất trí nhớ, ngôn ngữ sử dụng hàng ngày sẽ trở nên vô hiệu. Âm nhạc có thể giúp bệnh nhân gợi nhớ tới giai điệu hoặc bài hát có liên quan đến một phần quá khứ của họ. Đó là do phần não bộ có chức năng xử lý âm nhạc nằm ngay bên cạnh bộ nhớ.

Nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Sogn Og Fjordane của Na Uy đã so sánh ảnh hưởng của nhạc sống, nhạc thu âm và việc không nghe nhạc trên ba nhóm bệnh nhân khác nhau, bị hội chứng quên tạm thời do chấn động - hoặc mất trí nhớ.

Các bệnh nhân đã được thử nghiệm trong ba môi trường trên, mỗi loại hai lần, trong sáu ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy khi bệnh nhân nghe nhạc sống hoặc nhạc thu âm, hai phần ba trong số họ đã có biểu hiện giảm đáng kể các triệu chứng lo lắng và đã có sự định hướng rõ ràng hơn so với nhóm không nghe nhạc.

Loại nhạc lựa chọn: Nghiên cứu cho thấy thứ âm nhạc phù hợp nhất cho những người mất trí nhớ là thể loại nhạc mà họ yêu thích.

CẢI THIỆN CHỨC NĂNG TIM MẠCH

Tác động: Việc nghe nhạc sẽ giúp các bệnh nhân gặp vấn đề về tim mạch duy trì huyết áp và nhịp tim ổn định. Các chuyên gia về tim mạch cho biết tất cả mọi người đều có thể cải thiện chức năng của quả tim bằng cách lắng nghe những giai điệu yêu thích của bản thân.

Nghiên cứu: Một nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo hàng năm của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu tại Amsterdam đã chỉ ra rằng trong thực tế, âm nhạc có thể tăng cường khả năng hoạt động của tim - và cải thiện sự phục hồi của bệnh nhân bị bệnh tim.

74 bệnh nhân bị bệnh tim được chia thành ba nhóm để tham gia các hoạt động khác nhau trong vòng ba tuần. Nhóm thứ nhất tham gia tập luyện ở các lớp aerobic nhưng không được nghe nhạc. Nhóm thứ hai cũng tham gia một lớp học tương tự, nhưng được nghe các bản nhạc yêu thích của mình 30 phút mỗi ngày. Nhóm thứ ba chỉ đơn thuần nghe nhạc và không tham gia vào các hoạt động tập luyện thể thao nào.

Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy nhóm bệnh nhân chỉ tập aerobic đơn thuần đã cải thiện được 29% các chức năng của tim cũng như khả năng tập luyện. Còn đối với những bệnh nhân nghe nhạc trong khi tập luyện, con số này lên đến 39%. Và thật ngạc nhiên là ngay cả những người chỉ nghe nhạc nửa giờ mỗi ngày, mà không tham gia các hoạt động thể chất nào cũng đã cải thiện chức năng tim mạch lên đến 19%.

Loại nhạc lựa chọn: Với những người gặp vấn đề về tim mạch, nhạc opera, nhạc cổ điển hay các bản nhạc vui tươi luôn là sự lựa chọn hàng đầu mà bác sĩ dành cho họ.

ĐẨY LUI TRẦM CẢM

Tác động: Âm nhạc có thể được sử dụng để làm chậm nhịp tim, giúp người nghe thư giãn, đồng thời kích thích phần não bộ kết nối với hoạt động tình cảm và ngủ. Việc nghe nhạc sẽ giúp người nghe thả lỏng cơ bắp, cũng như có nhịp thở sâu và đều hơn.

Nghiên cứu: Nghiên cứu của Đại học Khoa học Tokyo cho thấy rằng âm nhạc rất hữu ích trong việc giảm mức độ lo lắng và căng thẳng. Câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là trường hợp trưởng nhóm hip-hop nổi tiếng Run-DMC, Darryl McDaniels đã từng bỏ ý định tự sát sau khi nghe ca khúc “Angel” của Sarah McLachlan vào năm 1997. Chính ca khúc này đã thức tỉnh anh, khiến anh có động lực để vượt qua những bế tắc và trầm cảm đằng sau sự hào nhoáng của ánh đèn sân khấu.

Loại nhạc lựa chọn: Nghiên cứu cho thấy nhạc cổ điển là sự lựa chọn tốt nhất để đối phó với trầm cảm.

GIẢM NỖI LO SỢ CỦA TRẺ EM TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT

Tác động: Trẻ em trước khi phẫu thuật được nghe nhạc sẽ giảm bớt nỗi sợ hãi và lo lắng vì âm nhạc giúp thư giãn và đẩy lui sự căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nghiên cứu: Một nghiên cứu đã được tiến hành để xác định những ảnh hưởng của việc truyền thông tin về phẫu thuật cho trẻ em ở các bệnh viện dưới dạng bài hát. Trong đó, ba nhóm trẻ em được điều trị theo ba cách khác nhau trong ngày phẫu thuật. Một nhóm được cung cấp thông tin bằng các từ ngữ bình thường, nhóm khác được cung cấp thông tin về phẫu thuật dựa theo bài hát. Nhóm cuối cùng đã được thông tin về phẫu thuật thông qua cả từ ngữ và bài hát.

Kết quả cho thấy nhóm trẻ em nhận được thông tin dựa trên bài hát tỏ ra ít lo lắng hơn so với hai nhóm còn lại.

Loại nhạc lựa chọn: Mặc dù không có loại nhạc cụ thể nào được chỉ định, nhưng những bài hát dành cho trẻ em hoặc loại âm nhạc thân thiện với trẻ em rõ ràng là sự lựa chọn tốt nhất.

 

Hoàng Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Lũ quét sạch cửa nhà, nợ nần đè nặng lên vai người còn sống

NHÓM PV |

Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào cuối tháng 7 tại xã biên giới Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tạo gánh nặng nợ nần trên vai những người may mắn sống sót.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Đề nghị xử lý mất kết nối giám sát để hỗ trợ ngư dân

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sở NNPTNT tỉnh đã làm việc với nhà mạng Vinaphone - VNPT đề nghị xử lý việc mất kết nối giám sát hành trình của ngư dân.