Phụ huynh hành hung giáo viên, gieo mầm bạo lực lên con trẻ”

đặng chung |

Chưa bao giờ xã hội phải chứng kiến cảnh bục giảng trở thành nơi để gieo rắc bạo lực như thời gian qua. Thay vì phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con, phụ huynh lại chọn cách giải quyết bằng nắm đấm, bằng vũ lực. Thay vì dạy trẻ con biết tha thứ, sống nhân từ, thì một số phụ huynh đang gieo vào đầu con cách trả thù, thói quen “ăn miếng trả miếng” từ chính những hành động họ đối xử với thầy cô của con.

Cách ứng xử đau lòng!

Trong vòng 1 tháng qua, hàng chục vụ bạo hành giáo viên, học sinh đã xảy ra ở ngay trong môi trường vốn được coi là an toàn và nhân văn nhất, đó là trường học. Giáo viên dùng bạo lực dạy dỗ học sinh và nhận lại bằng bạo lực từ chính người mình từng dạy dỗ và cha mẹ của chúng.

“Cú sốc” đầu tiên là việc ông Võ Hòa Thuận có hành động ép cô giáo của Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) phải quỳ gối suốt 40 phút vì cô đã phạt con của ông quỳ. Từng có những vụ việc phụ huynh hành hung giáo viên, nhưng việc ép cô giáo quỳ gối, nhằm sỉ nhục danh dự, nhân phẩm nhà giáo là chưa từng có trong lịch sử giáo dục. Nhiều người cho rằng, giáo viên phạt học sinh quỳ là không nên, cần bị lên án. Nhưng việc phụ huynh biết hành động của cô giáo là sai, mà lại dùng cái sai đó để “trả thù” giáo viên, thì còn đáng trách, đáng lên án nhiều lần.

Tiếp đó, cũng trong tháng 3.2018, một cô giáo ở Bến Tre đã bị học sinh nhảy lên bóp cổ ngay trong lớp học, khi cô thu vở của một người bạn trong lớp. Một thầy giáo ở Nghệ An thì bị học sinh đánh gãy mũi vì trót tát học sinh này khi em vi phạm kỷ luật trong lớp học. Rồi nhiều giáo viên một trường mầm non ở Đắc Nông bị phụ huynh lao vào trường đánh đập, chửi bới chỉ vì các cô không cho người này đón con sớm.

Mới đây nhất, việc một giáo sinh ở Nghệ An bị phụ huynh đánh đến dọa sảy thai tiếp tục tạo thêm một cú sốc lớn đối với những người làm nghề giáo và dư luận xã hội.

“Trường học có phải là cái chợ không, đương nhiên không phải chợ, nhưng tôi có cảm giác nó đang giống cái chợ” - GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - trong cuộc trao đổi với phóng viên đã tự hỏi và trả lời như vậy. Ông ngạc nhiên khi ở Việt Nam, tất cả mọi người đều có thể ra vào trường học một cách dễ dàng, việc giám sát an ninh quá lỏng lẻo, dẫn đến việc phụ huynh xông vào tận lớp đánh đập giáo viên. Đồng thời cũng không thể ngờ, đến một lúc nào đó, phụ huynh lại có thể xưng “mày - tao”, chỉ mặt giáo viên gọi “con này, con kia” ngay trước mặt học sinh như vậy.

“Cần phải xử lý thật nghiêm những phụ huynh có hành động côn đồ trong trường học. Cả xã hội cần lên án hành động không thể chấp nhận này. Nhà giáo cần được bảo vệ, được làm việc trong môi trường an toàn nhất, để được yên tâm làm nghề” - GS Phạm Tất Dong nói.

“Không có lửa làm sao có khói”

Những người đã từng qua thời cắp sách đến trường, chắc hẳn đôi lần từng bị thầy cô trách phạt. Có người bị cho “ăn roi”, hoặc đứng xó lớp. Khi xã hội ngày càng hiện đại, quyền trẻ em được coi trọng và tuyên truyền, thì quan niệm “dạy dỗ bằng đòn roi” đã không còn phù hợp.

Có điều, không ít giáo viên vẫn có suy nghĩ, có lúc mọi lời nói đều bất lực trước sự lì lợm, khó bảo của trò, thì việc đánh một roi vào tay hoặc vào mông, hoặc trách phạt học sinh để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng), việc dùng bạo lực để giáo dục học sinh chỉ thể hiện sự bất lực của người thầy.

Ông cũng cho rằng, trong các vụ việc giáo viên bị hành hung trong thời gian qua, có những vụ phụ huynh vô cớ dùng bạo lực với giáo viên, những trường hợp này cần phải bị xử lý nghiêm để tạo tính răn đe. Còn có không ít vụ, phụ huynh nổi nóng xuất phát từ việc giáo viên đã không tôn trọng học sinh, dùng bạo lực để dạy dỗ học sinh. Đối với những vụ việc này, cần nhìn nhận một cách công bằng “không có lửa làm sao có khói”. Dù với lý do gì, giáo viên cũng không nên dùng bạo lực để dạy dỗ học sinh. Bạo lực chỉ truyền đi thông điệp về bạo lực.

Còn theo GS.TSKH Hoàng Xuân Sính - nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, chỉ cần nhìn những hiện tượng xảy ra trong thời gian qua cũng đủ hiểu lý do vì sao truyền thống tôn sư trọng đạo phai nhạt. Muốn làm giáo viên phải chạy việc, muốn con đi học phải chạy trường, chạy lớp; muốn con không bị trù dập phải lót tay thầy cô; muốn con được đối xử công bằng phải đi học thêm. Nhà trường thì tận thu, mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên như người bán - kẻ mua. Môi trường giáo dục đã bị thương mại hóa đương nhiên làm ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trong trường học.

Trường học phải là môi trường nhân văn nhất

Việc giáo dục nhân cách của trẻ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Nhưng khi mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh bị xa cách hay gặp mâu thuẫn trong quan điểm giáo dục, thì đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là đứa trẻ.

Hiện nay, nhiều cha mẹ cưng chiều con quá mức, đến nỗi có hành động chửi bới, quát mắng cô giáo ngay trước mặt con, khi chỉ cần con trẻ mách bị giáo viên trách phạt trên lớp. Theo chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình, điều này chỉ khiến đứa trẻ trở nên ngạo mạn, gieo vào đầu trẻ mầm mống bạo lực, không biết trên dưới, đúng sai. Việc phụ huynh có những hành vi hành hung giáo viên còn xúc phạm đến truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc và vi phạm các quy định về pháp luật.

Nhìn vào hiện tượng xảy ra liên tiếp các vụ bạo hành trong trường học thời gian qua, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho rằng, môi trường giáo dục đang trở nên bạo lực và còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đứa trẻ đến trường phải được đảm bảo an toàn, được tôn trọng quyền con người, tuy nhiên, thực tế cho thấy, học sinh có nguy cơ bị bạo hành bởi chính giáo viên của mình. Ngược lại, việc phụ huynh xông vào tận trường học bắt cô giáo quỳ, đánh cô giáo dã man như một kẻ côn đồ cũng cho thấy trường học đã không còn là môi trường nhân văn và an toàn nhất trong việc giáo dục nhân cách học sinh.

Để lấy lại niềm tin của nhà giáo, để trường học trở về đúng nghĩa – là môi trường nhân văn nhất - GS Phạm Tất Dong cho rằng, Bộ GDĐT không chỉ lên tiếng, nói suông, mà cần hành động, đưa ra các quy định, giải pháp để siết chặt hơn nữa vấn đề an ninh trong trường học. Trước tiên cần quán triệt, yêu cầu giáo viên tuyệt đối không dùng bạo lực trong việc giáo dục học sinh. Tiếp đó, cần có những quy định, cơ chế bảo vệ vị thế, đảm bảo an toàn cho nhà giáo. Đồng thời cần tuyên truyền để mỗi phụ huynh thấy việc dùng bạo lực để dạy dỗ con trẻ hay hành xử với giáo viên theo kiểu côn đồ, thì người tổn thương và ảnh hưởng nhiều nhất chính là con cái của chính họ, khi phải lớn lên trong môi trường “lệch chuẩn” về đạo đức và nhân cách.

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.

Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Hoàng - cựu Kế toán trưởng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi để rút số tiền hơn 246 tỉ đồng.

3 cháu bé trong một gia đình ở Ninh Bình bị mất tích

NGUYỄN TRƯỜNG |

Lực lượng chức năng xã Kim Tân và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang phối hợp cùng với gia đình để tìm kiếm 3 cháu bé bị mất tích hơn 2 ngày nay.

Thêm giả thuyết chấn động về MH370

Thanh Hà |

Tin MH370 mới nhất cho biết, sau một xác nhận mới về vị trí chiếc máy bay mất tích, một chuyên gia tìm kiếm nhấn mạnh, MH370 "không bị rơi".

Giá vàng cao kỷ lục, vẫn hướng tới đỉnh mới

Khương Duy (Theo Kitco) |

giá vàng đang cao kỷ lục, kim loại quý này được nhận định "sẽ chạm đỉnh mới trong những ngày hoặc tuần tiếp theo".

Đấu giá, hồi sinh nhà tái định cư bỏ hoang

LAN NHI |

Trước tình trạng nhiều dự án xây xong đắp chiếu, cỏ mọc um tùm gây lãng phí, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND TP Hà Nội phương án đấu giá, thu hồi vốn đối với các dự án nhà tái định cư không sử dụng trên địa bàn. Đề xuất này được nhận định sẽ tạo thêm nguồn cung nhà ở mới cho thị trường, tránh lãnh phí.

Nghệ An bị ngập 274 nhà, thiệt hại hàng nghìn ha hoa màu

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Mưa lũ đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh chung cư cũ, xuống cấp chờ được cải tạo ở TPHCM

Chân Phúc - Như Quỳnh |

TPHCM - Được xây dựng từ năm 1968, đến nay chung cư Ngô Gia Tự (Quận 10) đã xuống cấp, nhiều hạng mục bị hư hỏng nghiêm trọng.