Quy hoạch cuối cùng - cái sự học

Nguyễn Bỉnh Quân |

Cuối cùng thì cải cách giáo dục đào tạo cũng đã tới, sau mấy chục năm trì trệ. Cái lĩnh vực tập trung vun trồng nuôi cấy trí tuệ, tình cảm, đạo đức lối sống, trình độ nhân cách con người công dân ấy thường phải đi đầu khi mỗi xã hội, nền kinh tế “cất cánh” thì ở trường hợp Việt Nam lại đi sau!

Có thể cũng có phần oan uổng cho GDĐT bởi bất kỳ thiếu sót, khuyết tật, yếu kém sai lệch nào của con người hoặc một thất bại nhầm lẫn của xã hội đều có thể truy nguyên về sự bất cập của giáo dục đào tạo.

Có lẽ nguyên do cốt lõi khiến ta trì trệ trong GDĐT là quá tôn thờ sự nhồi nhét kiến thức trong các “con chữ”, theo đuổi mục tiêu là học sinh phải thuộc bài và con người sau đào tạo phải biết vâng lời. Gánh nặng “kiến thức suông” bóp nghẹt sự hình thành các kỹ năng, cản trở sự tự tin và hòa nhập của cá nhân vào guồng quay của kinh tế, khoa học, nghệ thuật, văn hóa khiến họ thất nghiệp khi ra trường và nhiều hệ lụy khác. Những nguyên do thất bại ấy đậm màu sắc giáo dục, giáo điều lỗi thời mà ta không dám “nhìn thẳng vào sự thật” và mạnh dạn vạch ra như ta đã làm được trên nhiều lĩnh vực khác.

Năm nay sẽ thi trắc nghiệm là chính. Sẽ có các môn tổ hợp khoa học xã hội (có môn giáo dục công dân) và khoa học tự nhiên. Chương trình GDPT mới sẽ giảm bớt khối lượng kiến thức, tăng phần kỹ năng, hình thành nhân cách… Sách giáo khoa mới sẽ cập nhật xu hướng hiện đại quốc tế. Có cả tiền để mua chương trình giáo trình nước ngoài. Tiếng Anh sẽ tăng cường thực sự để học sinh sử dụng được như ngoại ngữ bắt buộc, bắt đầu bằng việc nâng cấp giáo viên tiếng Anh v.v và v.v…

Các đại học sẽ giảm quy mô, tăng chất lượng bằng quyền tự chủ nhiều mặt từ tuyển sinh đến đào tạo, liên kết, nghiên cứu, thu hút nhân tài, phát động khởi nghiệp và chịu kiểm định chất lượng độc lập. Người ta đã công khai thừa nhận tình trạng chất lượng quá thấp của các học vị Made in Vietnam, sự tùy tiện của các học hàm và đòi hỏi trí thức phải có công bố quốc tế, biết dùng ngoại ngữ và có nghiên cứu khoa học. Người ta cũng đã nhìn ra sự vô nghĩa và tai hại của việc bằng cấp hóa (tiến sĩ hóa chẳng hạn) bộ máy công quyền đi ngược chất lượng dịch vụ công và cải cách hành chính, thể chế v.v và v.v…

Ở đầu kia của chuỗi đào tạo người ta đã công nhận sự yếu kém của đào tạo nghề. Các trường nghề ngắc ngoải, không tuyển được người học. Tỉ lệ công nhân có nghề còn quá thấp. Và người được đào tạo nghề cũng thất nghiệp nhiều như người tốt nghiệp đại học, cao đẳng! Một hệ thống GDĐT nhiều khiếm khuyết đang được xốc lại toàn diện và triệt để, kỳ này có vẻ làm thật, có bài bản chứ không nói chơi và làm bừa như mấy lần trước. Những dấu hiệu mới ấy khiến người ta hy vọng rất nhiều.

Tuy nhiên sẽ chẳng có cải cách giáo dục đào tạo nào thành công nếu cải cách chỉ diễn ra trong ngành GDĐT bởi nó là “sự nghiệp của toàn dân”. Nếu mỗi công dân không thay đổi quan niệm của mình về GDĐT và thay đổi kỳ vọng, mục tiêu của mình đối với GDĐT. Sự trì trệ, giáo điều đậm màu Khổng học trong dân chúng là một cản trở to lớn đối với cải cách GDĐT và tiến hóa xã hội nói chung.

Sự trì trệ cũ kỹ này ăn sâu vào tâm thức đến mức những biểu hiện kỳ quái của nó hóa nên “bình thường”, “tất nhiên” với mọi người: Học để làm “quan”, học thì phải thuộc bài, bằng cấp là cái bùa để vào bộ máy công quyền, một người làm quan tất cả họ được nhờ (cùng làm quan hoặc có lợi ích nhóm, cái “danh” là quan trọng hơn cái thực, “chính danh” bằng bằng cấp giả…

Người ta dùng từ “quan chức” thay cho từ công chức, tôn sùng từ Việt Hán gọi người đi thi là sĩ tử. Sĩ tử xoa quy đầu ở miếu thờ Khổng tử để cầu may. Đỗ đầu vào hay đầu ra đều được “vinh quy” vinh danh ở đó khi đội mũ, mặc áo thụng xanh lùng thùng chẳng giống ai. Người ta hối hả khôi phục các “văn miếu” cũ thậm chí lập bia đá, văn miếu mới cho làng, cho họ tộc nhân danh truyền thống cử tử.

Cha mẹ muốn con học cao để “mở mày mở mặt” với làng giềng họ mạc, để con cái được “ăn trắng mặc trơn”, được “vua biết mặt, chúa biết tên” chứ không phải để làm nghề, mang lại những lợi ích cho xã hội! Điều đó dẫn tới thất nghiệp nhưng không sao rồi loay hoay chạy vạy thế nào cũng vào được quan ngạch. Sự bất cần hay hoang mang toàn diện trong hướng nghiệp, sự xa lạ chệch bánh giữa đào tạo và nhu cầu nhân lực thực tế từ việc đào tạo hư danh này mà ra.

Thay đổi, xóa bỏ những nhận thức tai hại ấy về GDĐT và bằng cấp trong xã hội mới là chìa khóa của thành công kỳ này.

Nguyễn Bỉnh Quân
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh phố núi Yên Bái thoát nguy cơ ngập lụt lần 2

Trần Bùi |

Yên Bái - Sau cả đêm di chuyển đồ đạc, người dân phố núi thở phào khi không phải chứng kiến "lũ chồng lũ".

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm thương mại trăm tỉ đồng trên đất vàng vẫn đìu hiu

An Khánh |

Sau gần 10 năm tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - chợ trăm tỉ đồng xây trên đất vàng vùng biên xứ Lạng, người dân và tiểu thương đã vỡ mộng vì việc kinh doanh không sầm uất được như chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trước đó.

32 bàn thắng ở 7 trận đầu lượt trận thứ hai Champions League

tam nguyên |

32 bàn thắng được ghi trong loạt 7 trận đấu mở màn lượt trận thứ hai UEFA Champions League 2024-2025.