Voi Việt - một góc nhìn

Thanh Hải - ảnh: Nguyễn Khoa |

Voi nhà ở Đắk Lắk, là biểu tượng của Tây Nguyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch, kinh tế xã hội lẫn duy trì bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc ít người. Nhưng voi Tây Nguyên lại đang bị đe dọa xóa sổ khi mà biểu tượng này chưa ghi được dấu ấn, tạo hình ảnh biểu trưng để quảng bá hình ảnh ra nước ngoài. Bộ ảnh "voi Việt" mới thực hiện của nhiếp ảnh gia Nguyễn Khoa, TPHCM đã tạo ra một "góc nhìn mới" về voi Tây Nguyên, vừa quen thuộc, vừa mới lạ...

Voi trong tâm thức người Việt

Dù chưa tận mắt nhìn thấy, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt đều có ấn tượng về voi. Bởi ngay trong những trang sử đầu tiên về dựng nước và giữ nước đã có hình bóng những con voi xung trận quật cường, gắn với 2 nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Tuy "gần gũi" là vậy, nhưng hình ảnh voi Việt Nam xuất hiện trên báo chí, truyền hình... lại thường xa xôi, bởi các người mẫu chụp với voi thường trang phục đồng bào thiểu số. Điều này không tạo ra sự khác biệt, dễ nhầm lẫn với voi các nước Lào, Thái Lan, Campuchia...

Đây là lý do chính mà nhiếp ảnh gia Nguyễn Khoa thực hiện bộ ảnh về voi với các mẫu áo dài Việt Nam. Anh chia sẻ: "Tôi chụp bộ ảnh này nhân dịp tuần lễ tôn vinh tà áo dài Việt Nam vừa phát động trước dịp 8.3.2020. Một mặt, tôi lo sợ không còn nhiều thời gian nữa bởi không chỉ rừng đang bị tàn phá quá nhanh, voi nuôi nhà bị chết liên tục, mà vài năm nữa nhà nước sẽ thả hết voi vào rừng để trả lại cuộc sống tự nhiên hoang dã theo đề nghị của các tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã...".

Nguyễn Khoa cho biết, đã có nhiều tác giả chụp mẫu Việt với voi, nhưng lại mặc trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số, điều này không giúp được gì thêm cho việc quảng bá hình ảnh du lịch Tây Nguyên, Việt Nam. Trong khi voi Việt Nam rất đẹp và cảnh Tây Nguyên, cụ thể là ở khu du lịch hồ Lắk quá tuyệt vời. Khi đưa người mẫu mặc áo dài đứng bên voi, lập tức ai cũng liên tưởng đến hình tượng của 2 nữ tướng anh hùng là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tà áo dài mềm mại quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam được nổi bậc với hình tượng người phụ nữ Việt Nam trung kiên, bất khuất, xứng với câu, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".

Bảo vệ biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên

Trong một lần nói chuyện với chúng tôi, Giám đốc Công ty Du lịch-Thương mại Đam San - ông Lê Hoàng Cơ - tóm tắc về thực trạng buồn của du lịch của Đắk Lắk chỉ có: Thác - Lắk và Buôn Đôn. Ông Cơ bảo, bây giờ diện tích rừng tự nhiên đã suy giảm rất nghiêm trọng, các thác nước cũng dần cạn kiệt thành khe suối cạn, trơ đá. Tây Nguyên bây giờ không còn hợp với cụm từ "đại ngàn", "hùng vỹ", "hoang sơ"... nữa rồi. Trong khi đó, ở các khu du lịch Buôn Đôn, hồ Lắk, việc khai thác các dịch vụ du lịch lại còn rất nghèo nàn, chưa thật sự phát huy hết các tiềm năng riêng có của địa phương. Theo ông Cơ, bảo vệ voi rừng - biểu tượng của Tây Nguyên thì phải gắn với việc bảo vệ rừng. Nên bỏ đi việc bán vé, thu mấy đồng từ việc cưỡi lên lưng voi. Con voi chỉ đẹp khi khỏe mạnh, xuất hiện uy nghi đâu đó ven cánh rừng ngút xanh và sẽ hấp dẫn hơn vạn lần cảm giác ngồi lắc lư trên lưng voi, băng qua con đường bê tông nắng cháy, lội qua một đoạn suối cạn như hiện nay.

Thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 1980, đàn voi nhà ở Đắk Lắk có đến 502 con, nuôi rải rác trong dân, phục vụ sức kéo, thồ hàng và tham dự các lễ hội văn hóa. Tuy nhiên thời gian gần đây, voi được tập trung huy động vào khai thác du lịch một cách triệt để. Đàn voi lại ngày càng già đi, liên tục chết do bệnh tật, bị sát hại. Gần đây, voi hoàn toàn mất khả năng sinh sản. Hiện toàn tỉnh chỉ còn trên dưới 40 con, phục vụ du lịch ở 2 huyện Lắk và Buôn Đôn. Đáng chú ý là còn 25 voi cái, và chỉ 8 con trong số đó còn ở độ tuổi sinh sản. Số voi sẽ giảm rất nhanh, thậm chí có nguy cơ xóa sổ voi nhà bởi việc sinh sản voi rất khó, điều kiện rừng thu hẹp, thức ăn và lá chữa bệnh tự nhiên của voi khan hiếm dần.

Vì vậy, những bộ ảnh đẹp như "voi Việt" của tác giả Nguyễn Khoa sẽ ít giá trị nếu không có giải pháp bảo tồn voi thực sự hữu hiệu thông qua việc giữ rừng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thanh Hải - ảnh: Nguyễn Khoa
TIN LIÊN QUAN

Khám phá giao thông ở Ấn Độ, voi ung dung đi lại giữa phố đông

Phương Linh |

Chùm ảnh giao thông ở Ấn Độ trong con mắt của một khách du lịch nước ngoài. Những bức ảnh cho thấy bức tranh giao thông hỗn loạn của đất nước Ấn Độ.

Voi con tử vong do voi mẹ khó sinh, Đắk Lắk lại ''nóng'' chuyện bảo tồn voi

BẢO TRUNG |

Khi voi mẹ khó sinh, các bác sĩ thú y đã tiến hành nhiều biện pháp can thiệp nhưng không thể cứu được voi con. Sau khi voi con qua đời, chủ voi cũng đã chôn cất theo nghi thức của người bản địa...

Tết đến, người Tây Nguyên cúng voi cầu sức khỏe

H.L |

Voi trong tâm thức người đồng bào Tây Nguyên là con vật linh thiêng. Trong dịp Tết đến xuân về, người Tây Nguyên lại tổ chức cúng voi, cầu mong voi thêm sức khỏe để chung sống chan hòa với con người.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Lào Cai: Các nhà máy thuỷ điện khắc phục thiệt hại sau bão

NHÓM PV |

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho 26/74 nhà máy thuỷ điện trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai, ước tổng thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Bãi quặng trái phép tại trung tâm nông nghiệp đã được di dời

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù là dự án trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thế nhưng nơi đây lại biến thành bãi tập kết quặng, vật liệu.

Trung tâm Y tế xin rút kinh nghiệm vì thu chi sai tiền tỉ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trung tâm Y tế huyện Cư M'gar xin kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc vì đã thu và chi sai số tiền phụ cấp ưu đãi hơn 1,6 tỉ đồng.