Công nhân “cày” thêm nhờ công nghệ

Lê An Nhiên |

Nhờ công nghệ, công nhân (CN) muốn kiếm thêm thu nhập không còn phụ thuộc vào tăng ca tại xưởng sản xuất hay nhà máy. Nam chạy “xe ôm công nghệ”, nữ bán hàng nhờ mạng xã hội… là lựa chọn của nhiều CN. Lựa chọn này đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể ngoài tiền lương ở nhà máy.

Thu nhập từ chạy "xe ôm công nghệ" hơn cả lương công nhân

Văn Huy, 25 tuổi, hiện đang là CN làm việc tại một nhà máy chuyên lắp ráp hàng điện tử ở khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa (Đồng Nai). Từ đầu năm đến nay, nhà máy không có nhiều đơn hàng nên CN không có nhiều việc. Văn Huy cho biết, những năm trước khi đơn hàng nhiều, thu nhập của mỗi CN ít nhất 8 triệu đồng/tháng vì tăng ca thường xuyên, có khi làm cả chủ nhật mới hết hàng. Tuy nhiên khi đơn hàng ít, việc không có, thu nhâp của anh chị em CN giảm hẳn. Khi ít việc đi, ban đầu tất cả CN không phải tăng ca, sau đó CN nghỉ luân phiên, có khi về sớm hơn thường lệ, thu nhập hàng tháng chỉ còn lương cơ bản, các khoản phụ cấp như chuyên cần, năng suất, nhà trọ cũng cắt giảm dần.

Với đồng lương eo hẹp, đồng nghiệp của Huy quay ra tính chuyện làm thêm. Huy chia sẻ: “Trình độ mình có hạn nên không có nhiều sự lựa chọn, chủ yếu là lao động tay chân. Tuy nhiên, dù là tay chân hay thời vụ, đa phần chỗ thuê người ta cũng sắp xếp theo ca kíp nên CN khó lòng đáp ứng nên nhiều đồng nghiệp chọn chạy “xe ôm công nghệ” cho chủ động”.

Huy có một chiếc Yamaha Sirius và một chiếc điện thoại thông minh được mua từ tiền tích góp làm CN. Bạn bè giới thiệu, Huy đăng ký chạy Uber. Cậu chia sẻ: “Sau khi tan ca, ăn cơm xong, em nghỉ ngơi một chút thì mở mạng, bật phần mềm. Hôm nào may mắn thì có khách đặt xe đi từ Biên Hòa lên Sài Gòn, cuốc xe đó cũng được hơn 100.000 đồng. Nếu không có khách thì em chạy xe không lên Sài Gòn vì ở Biên Hòa hiếm người đi Uber hay Grab lắm! Mỗi ngày chạy từ 14g đến 21g cũng được 200.000-300.000 đồng”.

Huy chia sẻ, nhiều đồng nghiệp của Huy rất chịu khó “cày”, có người tham việc, chạy đến 1, 2 giờ sáng. Hôm nào may mắn, khách “bo” thêm, trừ tiền xăng cũng kiếm được hơn 500.000 đồng. “Em thấy tiền cũng ham thật nhưng “cày” như thế, đường chạy từ Sài Gòn về Biên Hòa xa quá, đi về khuya hơi sợ nên muộn nhất 22g là em về, vì sáng mai còn đi làm ở nhà máy, trễ quá mai đi làm uể oải, ảnh hưởng đến sản xuất. Hơn nữa, người yêu em thấy em đi lại đường xa nên sốt ruột, em về sớm kẻo người yêu em lo”.

Nếu Huy xem chạy “xe ôm công nghệ” như một việc làm thêm để tăng thu nhập khi công việc ở nhà máy nhàn rỗi thì nhiều nam CN sau khi thấy chạy Grab, Uber thu nhập tốt hơn đi làm CN đã bỏ hẳn nhà máy, chuyển sang chạy xe ôm. Thanh Tùng, tài xế Grab, hơn 2 năm trước vốn là CN làm việc tại khu chế xuất Linh Trung I (TPHCM), chia sẻ: “Ban đầu nghe bạn bè rủ, định chạy thêm cho vui, sau thấy thu nhập ổn nên em chuyển hẳn sang chạy Grab. Em còn trẻ nên được đi ra ngoài, đi tới chỗ này chỗ kia, gặp gỡ nhiều người khách, trò chuyện thấy cũng vui. Tất nhiên cũng có lắm chuyện buồn”. Tùng kể, do mình làm CN, có được chiếc xe Wave Alpha là cả một công trình, nhưng đón khách thì khách chê, lắm khi đến đón, khách thấy xe số nên hủy chuyến, đôi khi chở những người khách rất to lớn, mình ốm yếu nên hơi đuối. “Nhưng dù sao, em thấy chạy Grab cũng là một lựa chọn ổn khi mà đồng lương CN đang ngày càng thấp” – Tùng chia sẻ.

Bán hàng trên mạng

“Hòa chuyên bỏ sỉ, lẻ quần áo, nữ, áo dài, trẻ em nam, nữ nhiều màu, nhiều mẫu lựa chọn, liên hệ trực tiếp SĐT 0169…” – là ảnh đại diện, ảnh bìa cũng là lời rao của chị Thanh Hòa trên trang Facebook cá nhân. Chị Hòa vốn là CN may mẫu, làm việc tại cụm công nghiệp Tân Thới Hiệp (quận 12, TPHCM). Hòa bộc bạch, trước đây, với tiền lương CN, mình Hòa thì sống được, giờ có chồng rồi, phải tính đến chuyện để dành rồi sinh con cái, mà lương CN vừa lãnh xong, nhằng một cái đã hết vèo thì để dành thế nào! Vốn có chút năng khiếu về thẩm mỹ, lại làm việc ở phòng may mẫu, tay nghề khéo nên Hòa quyết định sẽ làm thêm một việc gì đó liên quan đến công việc hiện tại. Nghe bạn bè khen Hòa ăn mặc đẹp nên Hòa quyết định bán quần áo. Tuy nhiên, vốn ít nên không thể thuê mặt bằng, cùng với thời gian lại hạn hẹp, Hòa quyết định bán hàng online, tận dụng mạng xã hội để trao đổi hàng hóa, giao dịch với khách hàng.

“Trước đây do em ăn mặc nhìn cũng được, biết cách chụp ảnh, lại hay sưu tầm những câu chuyện hài hước hoặc xúc động nên bạn bè trên Facebook cũng nhiều. Công ty em hơn 5.000 CN, đa phần đều chơi Facebook nên em cũng có nhiều bạn “theo dõi” trang cá nhân. Chính vì thế, khi bán hàng em cũng có nhiều khách hàng tiềm năng. Ban đầu là giới thiệu với các bạn trong chuyền, rồi nhờ các bạn chia sẻ các bài viết, khen chất liệu, kiểu dáng của mình một vài câu, sau đó thông tin lan truyền đi nhiều hơn, nhiều người biết đến nên thu nhập của em cũng ổn” – Hòa chia sẻ.

Tuy nhiên, không thể nói tận dụng Facebook bán hàng là xong, theo Hòa muốn bán được hàng cho anh chị em CN, hàng hóa phải rẻ nhưng chất lượng, kiểu dáng phải chấp nhận được. “Ngày chủ nhật thay vì các bạn nghỉ ngơi, vợ chồng em lên chợ An Đông chọn đồ. Cũng phải bỏ vốn ban đầu, những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, chọn đồ về bán không được, sau phải bán xổ, có khi lỗ. Nếu người mua là đồng nghiệp cùng công ty thì giao hàng đơn giản, mình tranh thủ giờ ăn trưa hoặc trước giờ vào ca giao, còn khác công ty thì phải tranh thủ buổi tối đến nhà trọ. Cực thì cực nhưng có thêm thu nhập nên cũng vui” – Hòa bộc bạch.

Nhiều CN không chỉ bán hàng qua trang cá nhân mà còn thành lập Hội, Nhóm trên Facebook theo cộng đồng để trao đổi hàng hóa, mua bán. Tiêu biểu một số nhóm trên Facebook hiện nay hoạt động sôi nổi như Đời sống công nhân – Sau giờ tan ca, Chợ công nhân và sinh viên Thái Nguyên, Công nhân KCN Mỹ Phước Club…

“Mình không phải là dân buôn bán chuyên nghiệp, chỉ thỉnh thoảng bán những đặc sản của quê mình hoặc bạn bè mình về quê mang lên. Phòng trọ mình có 4 người ở bốn quê lần lượt là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An, tuần nào cũng có người về quê, ai mang được gì lên là cả phòng đăng lên Facebook để bán. Từ bó rau đến con cá, con gà, bánh mứt tự làm. Bán vừa cho vui, vừa có thêm thu nhập. Đồng nghiệp của mình bán đủ thứ, nhiều người thấy bán được nên nghỉ làm CN đi bán hàng luôn. Mình nghĩ, đó cũng là lựa chọn hay vì hiện tại đồng lương CN quá thấp” – Chị Minh Thư, làm việc tại KCN Tân Tạo (TPHCM), chia sẻ.

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Lời sau cùng, Trương Mỹ Lan hứa sẽ trả tiền cho trái chủ

Anh Tú |

TPHCM - Trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tại phần nói lời sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan tỏ ra ăn năn hối cãi, cam kết sẽ tập trung khắc phục hậu quả vụ án.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắc Ninh yêu cầu chấm dứt việc người nước ngoài ở nhà xã hội

Trần Tuấn |

Bắc Ninh yêu cầu chấm dứt việc mua bán, cho thuê lại NOXH, đặc biệt liên quan đến các đối tượng người nước ngoài trái quy định pháp luật, trước 31.10.