Đơn vị xây dựng bản đồ sạt lở lên tiếng về việc "cảnh báo mà không ai nghe"

Thùy Linh |

PGS.TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - cho biết, đơn vị đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra bản đồ sạt lở ở miền Trung.

Theo PGS Văn, tại các tỉnh miền Trung, các chuyên gia đã điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo trượt lở từ những năm 2016 đến 2019, nhằm đưa ra cảnh báo những khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao.

Đơn cử như ở khu vực Rào Trăng 3, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế), chuyên gia dựa vào trước hết là hiện trạng trượt lở đã và đang xảy ra ở đó. Có một thực tế là từ trước khi có đợt mưa lũ lớn này thì ở các khu vực đó đã và đang xảy ra trượt lở rồi, thậm chí ở quy mô lớn.

Sau đó, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã chuyển giao kết quả điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo trượt lở cho các địa phương, lần gần đây nhất là khoảng tháng 6.2020.

Các tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị hay Quảng Nam-Đà Nẵng thì sớm hơn, khoảng những năm 2017, 2018 và 2019.

Như vậy, thảm họa sạt lở đã được báo trước, vậy tại sao lại không có một sự ứng phó phù hợp nhằm giảm những mất mát, thiệt hại khi thảm họa xảy ra? Trước câu hỏi này, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản lắc đầu: "Chúng tôi cũng rất đau xót".

"Có thể là công tác chuyển giao kết quả của chúng ta còn chậm, hoặc kết quả còn tương đối khó hiểu đối với người sử dụng, hoặc chưa chuyển giao được một cách rộng khắp đến mọi đối tượng là cộng đồng địa phương ở các cấp huyện, xã hoặc làng bản"- ông nhận định.

Ông cũng cho rằng về phía người được chuyển giao có thể thấy khó tiếp thu, hoặc chủ quan vì những năm trước trượt lở ít xảy ra hơn, hoặc có nhiều việc khác cần phải làm hơn mà chưa để ý một cách đúng mức...

Theo lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, việc lập các loại bản đồ hiện trạng, phân vùng cảnh báo và trong tương lai là bản đồ đánh giá mức độ nguy hiểm của trượt lở đất đá, vẫn là biện pháp ứng phó chủ yếu, không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới.

Sơ đồ các vị trí có biểu hiện sạt lở tại huyện Nam Trà My- Quảng Nam. Ảnh: Chuyên gia cung cấp
Sơ đồ các vị trí có biểu hiện sạt lở tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh: Chuyên gia cung cấp

Cần thực sự quan tâm

Hiện nay Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng được các bản đồ hiện trạng trượt lở ở 22 tỉnh và phân vùng cảnh báo trượt lở ở 15 tỉnh. Tất cả các bản đồ này đều được xây dựng ở tỉ lệ 1:50.000.

Ngoài ra Viện còn triển khai điều tra, đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo trượt lở ở một số xã trọng điểm ở tỉ lệ 1:10.000. Kế hoạch là sẽ làm cho khoảng 200 xã trọng điểm nhưng đến nay mới làm được khoảng hơn 60 xã.

"Cảnh báo thực ra cũng là một dạng dự báo, chúng ta biết là trượt lở, lũ quét có thể sẽ xảy ra ở một số vị trí, một số diện tích, chúng ta chỉ chưa đủ khả năng dự báo là khi nào thôi. Nhưng ngay cả cái câu hỏi khi nào đó, thực ra nếu thực sự quan tâm thì cũng có thể dự đoán trước"- PGS Văn cho biết.

Chẳng hạn, các nhà khoa học đã đúc kết rằng chỉ cần mưa lớn cường độ khoảng 100 mm/ngày, hoặc mưa nhỏ hơn, khoảng vài chục mm/ngày nhưng lai rai, kéo dài cả tuần, nửa tháng thì đất đá sẽ trở nên bão hòa nước và trượt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo các chuyên gia, khoảng thời gian nào trong năm trượt lở, lũ quét có thể xảy ra, đó chính xác là đúng vào những dịp mưa bão, thậm chí là vài ngày sau bão.

Và bất cứ chỗ nào sườn dốc tự nhiên bị cắt chân, tạo vách, tạo taluy... thì đều có khả năng trượt lở. Do đó, rất cần triển khai thêm, một cách rộng khắp, công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về trượt lở, lũ quét.

Trước đó, trao đổi với báo Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề này.

Ông cho biết các nhà khoa học đã nói, nhưng không ai nghe, không được ủng hộ.

"Sạt lở đất đã được cảnh báo rồi, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản đã có báo cáo từ năm 2019, đến tháng 6.2020 đưa ra bản đồ sạt lở, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế không triển khai”- GS Hồng nói.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở ở Phước Sơn: Quá trình tiếp cận hiện trường đặc biệt nguy hiểm

Hoàng Minh - Mai Hương |

Vào sáng 30.10, PV báo Lao Động đã có mặt trong đoàn khảo sát tìm cách tiếp cận hiện trường nơi xảy ra vụ sạt lở núi khiến 11 người mất tích. Theo ghi nhận, đường vào thôn 1, xã Phước Lộc vô cùng nguy hiểm, bị sạt lở chia cắt hàng trăm điểm

Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?

Thùy Linh- Vũ Long |

Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gieo đau thương tang tóc lên đồng bào miền Trung, khiến các chuyên gia phải đau đớn thốt lên: "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".

Liên tiếp sạt lở khốc liệt ở miền Trung: Cảnh báo rồi nhưng không ai nghe?

Thùy Linh |

Mưa lũ dữ dội ở miền Trung, sạt lở đất đã và đang vùi lấp, lấy đi tính mạng của nhiều đồng bào ta. Theo các chuyên gia, chúng ta có thể dự báo được sạt lở đất để cảnh báo cho người dân, tránh những thiệt hại nặng nề, đau xót.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.

Người lao động đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh từ rác sau bão

Cao Thơm - Đinh Hiệp |

Sau cơn bão số 3, khối rác thải khổng lồ xuất hiện dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội gây ô nhiễm và nguy cơ nhiễm bệnh cho người lao động.

Sạt lở ở Phước Sơn: Quá trình tiếp cận hiện trường đặc biệt nguy hiểm

Hoàng Minh - Mai Hương |

Vào sáng 30.10, PV báo Lao Động đã có mặt trong đoàn khảo sát tìm cách tiếp cận hiện trường nơi xảy ra vụ sạt lở núi khiến 11 người mất tích. Theo ghi nhận, đường vào thôn 1, xã Phước Lộc vô cùng nguy hiểm, bị sạt lở chia cắt hàng trăm điểm

Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?

Thùy Linh- Vũ Long |

Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gieo đau thương tang tóc lên đồng bào miền Trung, khiến các chuyên gia phải đau đớn thốt lên: "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".

Liên tiếp sạt lở khốc liệt ở miền Trung: Cảnh báo rồi nhưng không ai nghe?

Thùy Linh |

Mưa lũ dữ dội ở miền Trung, sạt lở đất đã và đang vùi lấp, lấy đi tính mạng của nhiều đồng bào ta. Theo các chuyên gia, chúng ta có thể dự báo được sạt lở đất để cảnh báo cho người dân, tránh những thiệt hại nặng nề, đau xót.